Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 35)

I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay

a. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Đến nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là các quốc gia khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá. Sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì năm 2001, nước này đã dần trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực cho hàng hóa từ Việt Nam. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới này chỉ là 1,06 tỉ USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần năm 2001. Không chỉ vậy, hiệp định này còn tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ lực khác sau Mĩ theo thứ tự là: EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm này đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đặc biệt sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội tiếp cận các thị trường mới đã mở ra trước mắt, việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.

Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước khu vực châu Á có chung đường biên giới, đặc biệt chú trọng khu vực thị trường các nước châu Âu và châu Mỹ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w