Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 84 - 86)

I. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam

1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới Mục tiêu tổng quát

1.1. Mục tiêu tổng quát

Vừa qua dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã được đưa ra lấy ý kiến với 2 nội dung chính là: Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011- 2015.

Dự thảo được xây dựng trên 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.

Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là: GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước bình quân đạt 22-23,5% GDP, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP.

Về xã hội, chỉ tiêu chủ yếu tới 2015 là tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55%, quy mô dân số là 93 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%/năm, tỷ lệ thất nghiệp thành thị khoảng 4%.

Về môi trường, chỉ tiêu chủ yếu đặt ra tới năm 2015 là tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42,5%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh khoảng 96%, dân cư thành thị được cung cấp nước sạch khoảng 98%...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 sẽ còn tiếp tục được đưa ra tham vấn cho đến khi hoàn thiện. Nội dung Kế hoạch phát triển này sẽ được đưa vào Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ được tổ chức vào tháng 1/2011.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010, Đại hội IX của Đảng (2001) đề ra mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mặc dù tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được nêu cụ thể nhưng cũng đã được đề cập một cách khái quát trong một số văn kiện của Đảng và trong tài liệu của các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia kinh tế nước ta.

Theo các tiêu chí được đề cập khái quát trong một số văn kiện cũng như tài liệu của cơ quan nghiên cứu về kinh tế chúng ta có thể nắm bắt được một số tiêu chí định hướng Việt Nam cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau:

Về kinh tế: GDP 180 - 200 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006- 2020: 9,2-10%. GDP bình quân đầu người: 1.800-2.000 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006/2020: 7,9-8,6%. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trong GDP sẽ là 10-44-46%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong tổng xuất khẩu hàng hoá: 75%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác: 30%. Điện bình quân đầu người: 2.200 Wh/người. Tỉ lệ đường bộ rải nhựa (tỉnh, huyện, xã): 50-100%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 108 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm: 9,4%. Vốn FDI: 2.384 triệu USD.

Về xã hội: dân số 100 triệu người. Tốc độ tăng dân số hàng năm dưới 1%. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo (theo tiêu chí quốc gia có tham khảo tiêu chí của LHQ): dưới 5%. Tỉ lệ dân số thành thị: 50%. Chỉ số HDI: 0,8. Tỉ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP: 5%. Tỉ lệ trẻ em nhập học trong tiểu học, trung học: 100%. Tỉ lệ chi phí cho y tế trong GDP: 4,1%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch (thành thị và nông thôn): 100%.

1.2. Mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu

Mục tiêu chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới được đề ra theo hai hướng chính:

Thứ nhất, phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

Những mục tiêu cụ thể cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 hiện đang được các bộ ngành nghiên cứu, cân nhắc và sẽ đưa ra vào Đại hội Đảng năm 2011. Tuy nhiên, một số ngành xuất khẩu chủ lực đã đề ra được mục tiêu cho toàn ngành giai đoạn 2010-2020. Dưới đây là mục tiêu phát triển cụ thể của các ngành dệt may, da giày, thủy sản (các ngành hàng chủ lực khác hiện chưa có thông báo chính thức về chiến lược xuất khẩu).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 84 - 86)