Tỉ lệ bảo hộ thực tế hay tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) là tiêu chí để đánh giá mức độ bảo hộ mậu dịch đối với các nhà sản xuất trong nước ERP là tỷ lệ giữa phần chênh lệch của giá trị gia tăng tính theo giá trong nước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 81 - 83)

II. Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam

3 Tỉ lệ bảo hộ thực tế hay tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) là tiêu chí để đánh giá mức độ bảo hộ mậu dịch đối với các nhà sản xuất trong nước ERP là tỷ lệ giữa phần chênh lệch của giá trị gia tăng tính theo giá trong nước

các nhà sản xuất trong nước. ERP là tỷ lệ giữa phần chênh lệch của giá trị gia tăng tính theo giá trong nước với giá thế giới (có tính đến tự do hóa thương mại). Phần chênh lệch này có được nhờ cơ cấu thuế của từng quốc gia. Công thức tính ERP như sau : ERP = (V* - V)/V, trong đó V* là giá trị gia tăng tính theo giá trong nước ; V là giá trị gia tăng tính theo giá thế giới.

các mặt hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu thì chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể, làm tăng thu hút FDI vào các ngành chế tạo. Xét ở góc độ khác, việc hạ thấp hàng rào bảo hộ cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển sang xuất khẩu trực tiếp vào Việt Nam thay vì sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa. Giữa hai tác động trái chiều của tự do hóa thương mại đến dòng FDI vào Việt Nam, khó có thể đánh giá được tác động nào là trội hơn do hoạt động thu hút FDI chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nữa. Tuy nhiên xét về tổng thể, dựa vào tỉ trọng doanh thu từ xuất khẩu trên tổng doanh thu của khu vực FDI đang tăng vượt tỉ trọng doanh thu từ tiêu dùng nội địa (biểu đồ ở phần trước) có thể thấy FDI hướng về xuất khẩu đang có xu hướng tăng về tỉ trọng.

Như vậy, chương II của khóa luận đã đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam dựa trên việc phân tích thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn từ 1988 tới nay. Cả hai đều có khả năng ảnh hưởng tương tác lẫn nhau, bên cạnh những tác động tích cực cũng có cả những tác động tiêu cực. FDI có tác động đẩy mạnh xuất khẩu thông qua mở rộng thị trường xuất khẩu, chi phối cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, bổ sung vốn và công nghệ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu, cải thiện năng lực cạnh tranh và cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Tác động của FDI đến hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm tác động thay thế nhập khẩu, tác động làm tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên liệu), đồng thời mở rộng và chi phối thị trường nhập khẩu chính. Tác động thúc đẩy xuất khẩu của FDI thể hiện rõ nhất ở các mặt hàng có hàm lượng lao động cao như: dệt, may mặc, da giày (nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam). Tác động thay thế nhập khẩu của FDI chủ yếu thấy ở các ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng lao động thấp, cần nhiều vốn như: sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện tử, hóa chất, sản phẩm kim loại, phi kim.

Biểu đồ: Tương quan giữa hàm lượng vốn và tỉ lệ xuất khẩu trên sản lượng đầu ra của khu vực FDI ở 23 mặt hàng công nghiệp

Giai đoạn gần đây, FDI vào sản xuất xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có hàm lượng vốn, công nghệ cao có xu hướng tăng dần, khiến tỉ lệ xuất khẩu ở một số mặt hàng như đồ điện gia dụng, dụng cụ văn phòng, sản phẩm kim loại cũng tăng dần lên.

Ngược lại, sự đổi mới trong chính sách quản lý xuất nhập khẩu, sự tăng cường tự do hóa thương mại, hội nhập quốc tế, sự cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới từ 1988 đến nay cũng có tác động tích cực đến khả năng thu hút FDI vào Việt Nam.

Dựa trên những đánh giá của chương này, chương tiếp theo sẽ trình bày một số giải pháp nhằm phát huy các tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực nhằm cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w