I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay
b. Vốn thực hiện
Biểu đồ 2: Vốn FDI đăng kí, thực hiện và tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng kí vào Việt Nam giai đoạn 1991-2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ trên, xét về lượng vốn thực hiện, vốn FDI thực hiện giai đoạn 1988-1993 là không đáng kể. Từ năm 1994, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào năm 1996-1996 và giảm nhẹ ở những năm tiếp theo. Số vốn FDI thực hiện từng năm trong giai đoạn 1998-2004 duy trì ở mức ổn định, ít biến động tăng giảm. Từ năm 2005, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng trở lại và tăng đột biến vào năm 2008 do sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam cũng có dấu hiệu giảm sút. Biểu đồ cho thấy sự tăng giảm của lượng vốn FDI thực hiện có nhịp độ tương xứng với các pha tăng giảm của vốn FDI đăng kí của chủ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện lại không đồng đều. Nhìn vào đường thể hiện tỉ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng ký trong biểu đồ trên có thể thấy tỉ lệ này biến động khá phức tạp. Từ năm 1991 đến 1998, tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký trong khoảng 28% - 50%, biến động lên xuống do ảnh hưởng của các sự kiên như việc chính phủ dửa đổi các qui định về đầu tư nước ngoài (lần I năm 1990, lần II năm 1992), Mĩ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, Việt Nam gia nhập các tổ chức như ASEAN (1995) và APEC (1998), Chính phủ ban hành luật Đầu tư nước ngoài mới (1996), điều lệ về đầu tư
nước ngoài tại nước CHXHCN Việt Nam (1997), bên cạnh đó là ảnh hưởng của biến động kinh tế khu vực. Những yếu tố này đã chi phối quyết định của nhà đầu tư và tác động đến lượng vốn FDI thực hiện cũng như tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký.
Giai đoạn 1999-2004, mặc dù mỗi năm lượng vốn đăng ký không quá 4 tỉ USD và vốn giải ngân không quá 3 tỉ USD, tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký khá cao, dao động từ 60% đến 90%. FDI đăng kí tăng mạnh từ năm 2005 tuy nhiên FDI thực hiện lại tăng chậm hơn hẳn và chỉ tăng đáng kể từ năm 2008 với 11,5 tỉ USD vốn đã giải ngân, mức kỉ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu Đổi mới. Điều đáng mừng là năm 2009 mặc dù tác động của khủng hoảng kinh tế rõ rệt hơn nhưng sự suy giảm về vốn FDI thực hiện so với FDI đăng ký lại không đáng kể và dạt 10 tỉ USD, tương đương 86% vốn thực hiện của năm 2008.
2.2. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành
Căn cứ vào tiêu chí phân loại vốn đăng kí theo ngành kinh tế: (1) công nghiệp-xây dựng, (2) nông-lâm-thủy sản và (3) dịch vụ, tính trên tổng lượng FDI vào Việt Nam từ 1988 cho đến hết tháng 12 năm 2007 cho thấy vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất. Lĩnh vực này chiếm 4.602 dự án với tổng vốn đăng ký là 38,01 tỉ USD, chiếm 67,5% số dự án và 62,9% tổng vốn đăng ký của khu vực FDI. Vốn đăng ký của khu vực dịch vụ đứng vị trí thứ 2 với 1380 dự án, tổng vốn đăng kí là 18,58 tỉ USD, chiếm 20,3% sơ dự án và 30,7% số vốn FDI đăng kí. Sau cùng là lĩnh vực nông-lâm-thủy sản với 831 dự án, tổng vốn đăng kí chỉ 3,88 tỉ USD, chiếm 12,2% số dự án và 6,4% tổng vốn đăng kí trong khu vực FDI.
Nếu xét theo tiêu chí vốn thực hiện theo ngành kinh tế, số liệu FDI của riêng năm 2007 cũng cho thấy lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thu hút nhiều FDI hơn cả, khoảng 69%, tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ với 24,3%, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn 6,7%.
Năm 2008 cả vốn FDI thực hiện và vốn FDI đăng kí vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên tỉ trọng FDI đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ cũng tăng đáng kể. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thu hút 572 dự án với tổng vốn đăng kí 32,62 tỉ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% tổng vốn đăng kí
thu hút được. Lĩnh vực dịch vụ thu hút 554 dự án, tổng vốn đăng kí 27,4 tỉ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% số vốn đăng kí. Phần còn lại thuộc lĩnh vực nông- lâm-thủy sản..
Nguồn: www.vietpartners.com
Có thể nói FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và giảm dần tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông- lâm-thủy sản. So sánh tỉ trọng FDI theo cơ cấu ngành trong hai thời kì 1988 – 12/2007 và 1988- 8/2009 cho thấy rõ hơn xu hướng này. Sau chưa đầy 2 năm, tỉ trọng FDI của khu vực công nghiệp xây dựng tính trên tổng lượng FDI đăng kí vào Việt Nam đã giảm 1,2%, còn 61,7%, trong khi tỉ trọng FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng 5,7%, đạt 36,4%, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm 4,5% chỉ còn 1,9%.
2.3. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư
Bảng 4: Giá trị và tỉ trọng FDI của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam gia đoạn 1988-2006
& vùng lãnh thổ Số lượng Tỉ trọng % Số lượng Triệu USD Tỉ trọng % 1 Đài Loan 1550 0,23 3576,90 0,13 2 Singapore 452 0,7 2982,22 0,11 3 Hàn Quốc 1263 0,19 3228,95 0,12 4 Nhật Bản 735 0,11 3277,00 0,12 5 Hồng kông 375 0,06 1952,51 0,07
6 Quần đảo Virgin thuộc Anh 275 0,04 1133,75 0,04
7 Hà Lan 74 0,01 1373,47 0,05 8 Pháp 178 0,03 1339,94 0,05 9 Mỹ 306 0,04 1151,24 0,04 10 Malaisia 200 0,03 763,17 0,03 Tổng 10 nước 5408 0,79 20779,13 0,78 Tổng các nước 26505,82
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ số liệu của bộ Công Thương
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong giai đoạn từ 1988 đến 2006 vốn từ 10 nước chủ đầu tư lớn nhất đã chiếm tới 80% vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xét cả về lượng vốn, số dự án và vốn đăng kí. Trong suốt giai đoạn này, FDI vào Việt Nam chủ yếu vẫn là từ các nước thuộc khu vực Đông Á. Các nước chủ đầu tư khu vực châu Á đóng góp tới 67% lượng FDI. Mặc dù các nhà đầu tư Mĩ bước chân vào Việt Nam muộn hơn, vốn FDI từ nước này vào Việt Nam đã tăng nhanh kể từ năm 2001 sau khi hai nước kí hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Các chủ đầu tư từ Châu Âu chỉ chiếm 10% số dự án, 15% tổng vốn đầu tư và 20% tổng vốn đăng kí. Tuy nhiên đến năm 2009, trật tự trên đã có nhiều thay đổi.
Malaisia trở thành nước chủ đầu tư lớn thứ 3 chỉ sau Hàn Quốc và Đài Loan. Đầu tư từ các nước Châu Âu có dấu hiệu giảm, thay vào đó là sự góp mặt của các quốc gia thuộc Châu Mĩ. Nếu xếp hạng các nước theo số dự án đầu tư thì đứng đầu là Hàn Quốc, tiếp đó là Đài Loan, thứ ba là Nhật Bản.
Biểu đồ 4: Tổng lượng FDI đăng ký và số dự án của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 1988-8/2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xét riêng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong từng năm, năm 2008 và 2009 Mĩ đều là chủ đầu tư lớn nhất với lượng vốn đăng kí năm 2009 lên tới 5,94 tỉ USD. Lượng vốn tăng thêm từ các nhà đầu tư Mĩ vào thị trường Việt Nam năm 2009 cũng dẫn đầu danh sách các nước chủ đầu tư với con số 3,85 tỉ USD.
2.4. FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ
Bảng: Số dự án và lượng FDI đăng ký theo vùng lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1988-2008
(Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước)
Vùng dự ánSố Tỉ trọng trên tổng số dự án (%) Lượng FDI đăng ký (triệu USD) Tỉ trọng trên tổng FDI đăng ký (%) Đồng bằng sông Hồng 2790 25,4 33627 20,5 Trung du miền núi phía Bắc 325 2,9 1823 1,1 Bắc Trung Bộ- Duyên hải miền Trung 690 6,3 43886 26,8 Tây Nguyên 147 1,3 1334 0,8 Đông Nam Bộ 6462 58,8 71857 43,9 Đồng bằng SCL 505 7876 4,8 Dầu khí 62 0,6 3201 19,6 Tổng 10981 163607
FDI vào Việt Nam phân bổ không đều theo vùng miền,bảng số liệu trên cho thấy, FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng đồng bằng. Đứng đầu về cả số dự án và lượng vốn đăng ký là miền Đông Nam Bộ với 58,8% tổng số dự án và 43,9% tổng vốn đăng ký. Khu vực đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai về số dự án và thứ 3 về lượng FDI đăng ký. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xếp thứ 2 về lượng vốn đăng ký và xếp thứ 3 về số dự án. Đầu tư FDI vào vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng băng SCL còn khá khiêm tốn cả về số dự án và lượng FDI.
Các tỉnh, thành phố thu hút nhiều FDI chủ yếu tập trung ở các vùng Bắc Trung Bộ - duyên hải miền Trung (4 tỉnh thành) và vùng Đông Nam Bộ (3 tỉnh, 1 thành phố), khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có duy nhất thành phố Hà Nội thuộc danh sách. Đứng đầu về số dự án là TP HCM với 29,4% tổng số dự án, thứ hai là tỉnh Bình Dương 15,7%. Đồng Nai đứng thứ 4 về số dự án nhưng lại xếp thứ nhất về lượng vốn đăng kí, chiếm tới 23.1%, tiếp theo là TP HCM. Thủ đô Hà Nội chỉ đứng thứ 3 về lượng FDI đăng ký.
Bảng: 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về số vốn FDI đăng kí ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008 Vùng Thành Phố Số dự án Tỉ trọng (%) FDI đăng kí (triệu USD) Tỉ trọng (%) Đồng bằng sông Hồng Hà Nội 1498 13,6 20228 12,4 Bắc Trung Bộ- Duyên hải miền Trung Thanh Hóa 42 2,1 6992 4,3 Hà Tĩnh 14 0,1 7940 4,9 Quảng Ngãi 22 0,2 4651 2,8 Phú Yên 44 0,4 6315 3,9 Ninh Thuận 16 0,1 9952 6,0 Đông Nam Bộ Bình Dương 1734 15,7 9984 6,1 Đồng Nai 1031 9,4 14752 23,1 Bà Rịa-Vũng tàu 226 2,0 16896 10,3 TP HCM 3234 29,4 29245 17,9
Tính đến cuối năm 2009, có 21 tỉnh, thành phố thu hút trên 1 tỷ USD vốn FDI đăng ký, trong đó có 10 địa phương trên 5 tỷ USD. Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương chiếm khoảng 60% tổng vốn FDI đăng ký cả nước. Rất nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ có rất ít dự án FDI, mặc dù Chính phủ đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các tỉnh đó và chính quyền địa phương rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực trạng đó đặt ra hai vấn đề cần được giải quyết: phân bố nguồn lực và hạ tầng kỹ thuật, xã hội.