Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào ngành giáo dục đào tạo nói riêng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 82 - 84)

II. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.

1.Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung và môi trường đầu tư vào ngành giáo dục đào tạo nói riêng.

riêng.

Có thể nói môi trường đầu tư tốt là điều kiện cần để thu hút vốn đầu tư. Môi trường đầu tư ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật, cơ chế chắnh sách vĩ mô. Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới và mở cửa, Hệ thống Luật pháp cũng không ngừng được cải tiến để phù hợp với xu thế thời đại. Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong tốp dẫn đầu của thế giới vì nhịp độ tăng trưởng nhanh (7-8%/năm). Thành công này thu được từ sự nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, đổi mới về cơ chế chắnh sách cũng như huy động hiệu quả cả nội lực và ngoại lực. Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới, ODA, FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đặc biệt năm 2006 thu hút FDI với con số đầy ấn tượng: khoảng 10,4 tỷ USD. Bên cạnh đó VĐT toàn xã hội chiếm khoảng 36% GDP hàng năm. Nguồn VĐT phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo gồm nguồn NSNN và ngoài NSNN, như ta thấy nguồn NSNN là hạn chế chắnh vì vậy cần tranh thủ huy động các nguồn vốn ngoài NSNN góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục Ờ đào tạo nước nhà. Để thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Luật pháp, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư vừa chặt chẽ nhưng cũng không kém phần thông thoáng và lành mạnh. Trong thời gian qua với nỗ lực trong hội nhập quốc tế và gia

nhập vào sân chơi chung đầy thách thức_WTO, Việt Nam đã tắch cực hoàn thiện hệ thống Luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện riêng có của đất nước. Luật Đầu tư và Luật Giáo dục mới được ban hành năm 2005 là minh chứng cho những nỗ lực đó. Tuy nhiên, với tầm quan trọng và nhạy cảm của mình, giáo dục vẫn là một ngành đầu tư có điều kiện, chắnh vì vậy đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xem xét rất kỹ lưỡng khi cấp giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, cũng cần có những chắnh sách ưu đãi đặc biệt đối với các tổ chức đầu tư vào địa bàn khó khăn và những lĩnh vực ưu tiên phát triển và đầu tư phi lợi nhuận. Gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam mở cửa thị trường giáo dục, trước hết là Ộchấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ thuật Ờ công nghệ và dạy nghềỢ theo như lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong thời gian sắp tới, các nhà đầu tư quốc tế sẽ ồ ạt đến Việt Nam mang đến nhiều lợi ắch nhưng cũng đem đến vô số những thách thức. Bên cạnh các tổ chức là những trường có chất lượng thì còn một số cơ sở kém chất lượng lợi dụng những sinh viên cả tin, chỉ theo đuổi lợi nhuận mà không quan tâm đến chất lượng và cấp những tấm bằng vô giá trị. Việt Nam, thông qua Bộ GD Ờ ĐT, cần phải có phương hướng để giải quyết vấn đề Ộbảo vệ người họcỢ và ngăn chặn nguy cơ cũng như sự du nhập của những trường kém chất lượng. Bộ GD Ờ ĐT cùng với các cơ quan chức năng khác nên đề cao cảnh giác và cố gắng phê chuẩn những chương trình đào tạo có lợi cho người học, cho các trường và cho nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Hệ thống giáo dục Việt Nam cần có những quy hoạch phát triển cụ thể đối với từng cấp bậc học và từng vùng miền, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, tránh phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cố gắng tạo một môi trường thực sự lành mạnh và thuận lợi để thu hút và huy dộng vốn đầu tư phát triển nói chung và

vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo nói riêng. Bên cạnh đó quá trình hoạch định và thực hiện chắnh sách phát triển nguồn nhân lực thông qua GD Ờ ĐT không chỉ là công việc riêng của Chắnh phủ trung ương mà còn phải có sự cộng tác chặt chẽ của chắnh quyền địa phương và các nhóm lợi ắch liên quan như giới kinh doanh, phụ huynh, công đoàn, giới sử dụng lao động. Các bên sẽ ngồi vào bàn thảo luận với nhau để hiểu nhu cầu của nhau và từ đó tạo ra một sự kết hợp tốt nhất giữa các nhu cầu. Nhờ vậy, trong quá trình thực hiện chắnh sách, tất cả các giới liên quan này đều ủng hộ và tham gia tắch cực.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 82 - 84)