0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.DOCX (Trang 30 -34 )

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC Ờ ĐÀO TẠO VIỆT NAM 1 Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo.

2. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

2.1. Sự thay đổi về quan niệm đối với giáo dục- đào tạo.

Nền văn hoá Á Đông là một nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo thời phong kiến, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thời phong kiến, VN tiếp thu phương thức giáo dục của Trung Quốc (cũng theo Tam giáo, nhưng Nho giáo được đề cao hơn Phật giáo và Đạo giáo). Nền giáo dục đó đã đào tạo nên một tầng lớp trắ thức quan lại phục vụ xã hội phong kiến. Tuy nhiên, nền giáo dục đó chỉ phù hợp với xã hội phong kiến, lấy kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc làm cơ sở.

Thực dân Pháp sang thống trị, đã cải biến nền kinh tế phong kiến thành nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến. Những cuộc cải cách giáo dục của thực dân ban đầu bị tầng lớp sĩ phu Nho giáo kịch liệt phản đối. Nhưng sau đó, một số sĩ phu tiến bộ đã nhận thấy muốn khôi phục lại nền độc lập dân tộc thì phải mở mang dân trắ, do đó các phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, Văn hoá mới, Truyền bá chữ quốc ngữ... đã diễn ra ngày càng sôi nổi.

Sau khi nước nhà giành được độc lập, chúng ta đã có một nền giáo dục dân chủ nhân dân (với phương châm Ộdân tộc, khoa học, đại chúngỢ). Những thành công và đóng góp của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận, tuy vậy trong một thời gian dài, ngành giáo dục nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung đã vướng vào những quan niệm giáo điều, những tư duy về giáo dục không còn phù hợp với sự tiến bộ của thời đại. Học không đi đôi với hành, không gắn với thực tiễn cuộc sống; đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đã dần được chú trọng nhưng vẫn mang tắnh chủ quan, bỏ qua nhu cầu xã hội; bệnh thành tắch trong giáo dục; phương pháp giảng dạy học tập không theo kịp thời đại; bao cấp giáo dục trong một thời gian dài dẫn đến sự ì trệ trong cả giảng dạy và học tập.... Kết quả là sản phẩm của ngành giáo dục hay chắnh là học sinh, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không kiếm được việc làm vì tay nghề không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp.

Xác định được tắnh cấp thiết cần phải đổi mới quan niệm trong giáo dục- đào tạo, Đại hội IX của Đảng đã xác định: ỘMọi người được học, học thường xuyên, học suốt đời, cả nước trở thành một xã hội học tậpỢ. Giáo dục không chỉ gồm giáo dục nhà trường mà cả giáo dục ngoài nhà trường, liên thông, liên kết với nhau trên nguyên tắc học thường xuyên, suốt đời, coi giáo dục nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển giáo dục. Giáo dục- đào tạo ngày nay gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội, dần xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với giáo dục đại học...Mở rộng quy mô gắn liền với đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đảm bảo được những cân bằng động mới như: số lượng và chất lượng, yêu cầu đầu tư và nguồn lực cần thiết (của Nhà

nước và của xã hội)...Xã hội học tập là mục tiêu của nền giáo dục mới và xã hội hoá giáo dục là một phương tiện mạnh mẽ để thực hiện xã hội học tập.

Bên cạnh đó, quan niệm mới coi giáo dục- đào tạo cũng là một ngành dịch vụ với sản phẩm tri thức, có cầu và có cung đã và đang hình thành trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc tranh cãi Ộgiáo dục có phải là hàng hoáỢ đã được Chắnh phủ xác định bước đầu Ộchấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ thuật Ờ công nghệ và dạy nghềỢ. Ngành dịch vụ giáo dục - đào tạo ở trên một phương diện nào đó, dù muốn hay không cũng đang dần vận hành theo cơ chế thị trường và ở đây đầu tư có một vị trắ và vai trò rất lớn quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm tri thức.

2.2 Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo.

Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo ở Việt Nam đang đi dần vào quỹ đạo chung của thế giới, bên cạnh đó dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn của Việt Nam để có những bước phát triển và đầu tư thắch hợp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Ta có thể tham khảo bảng dưới đây:

Bảng 3: Đặc trưng chủ yếu của 3 giai đoạn kinh tế

Đặc trưng I II III Kinh tế sức người Kinh tế tài nguyên Kinh tế tri thức 1.Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. nhỏ lớn rất lớn 2. Tỷ lệ kinh phắ dành cho nghiên cứu khoa học trên

GDP.

<3% 1-2% >3% 3. Tỷ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ cho tăng

trưởng kinh tế.

4. Tầm quan trọng của giáo dục. nhỏ lớn rất lớn5. Tỷ lệ kinh phắ dành cho giáo dục trên GDP. <1% 2-3% 6-8% 5. Tỷ lệ kinh phắ dành cho giáo dục trên GDP. <1% 2-3% 6-8% 6. Bình quân trình độ văn hoá. tỷ lệ mù chữ

cao

trung học trung học chuyên nghiệp

Thực tiễn cho thấy những nước có trình độ vốn nhân lực cao thường có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đằng sau các mức vốn nhân lực cao là các chắnh sách đầu tư tắch cực và giải pháp phát triển giáo dục hợp lý. Ở cấp độ các nước riêng lẻ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những dẫn chứng tốt về sự đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế. Công dân và người dân Hàn Quốc được đào tạo tốt, đồng đều nhờ tỷ lệ đi học cao ở tất cả các bậc học. Ngày nay, hầu như tất cả người trẻ tuổi Hàn Quốc tham gia thị trường lao động đã học ở trường không ắt hơn 12 năm. Cùng với tăng trưởng kinh tế, giáo dục được mở rộng ở mọi cấp bậc học và giáo dục sau trung học trở thành nền giáo dục đại chúng. Việc mở rộng hệ thống giáo dục thực hiện được nhờ các chắnh sách đầu tư tắch cực. Chi tiêu Chắnh phủ cho giáo dục chiếm trên dưới 20% ngân sách, song chỉ chiếm một phần ba chi tiêu toàn quốc cho giáo dục, nghĩa là nguồn lực xã hội dành cho giáo dục được huy động là rất đa dạng, vai trò của tư nhân, và các tổ chức trong đầu tư phát triển giáo dục được coi trọng.

Điều quan trọng nhất trong thành công lâu bền của Nhật Bản có lẽ là những thay đổi thực sự cấp tiến trong hệ thống giáo dục. Đầu thời kỳ Minh Trị, tỷ lệ biết chữ chỉ chiếm 15%, đến năm 1872 hệ thống giáo dục phổ cập tiểu học được thực hiện và giáo dục trung học được đạt nền móng phát triển. Hiện nay Nhật Bản trở thành một

nước có nhận thức cao về giáo dục và có dân chúng nằm trong tốp có học nhất thế giới. Để đạt được điều này, Nhật Bản đã đầu tư nhiều hơn bất cứ nước nào trong thời kỳ đó vào giáo dục.

Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến có thể được tóm tắt ở mấy điểm chắnh sau: Duy trì vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong phát triển giáo dục- đào tạo, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo trong đó dần nâng cao tỷ trọng của các nguồn vốn ngoài NSNN, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội... Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đang dần theo chiều hướng tắch cực: Đó là: Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển ngành giáo dục, đóng vai trò định hướng trong hoạt động đầu tư. (phục vụ các mục tiêu mang tắnh chiến lược, vĩ mô). Bên cạnh đó xu hướng đầu tư đang được điều chỉnh theo quy luật thị trường (tuân theo quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu đặc biệt là giáo dục Ờ đào tạo sau phổ thông, chuyển hướng từ đào tạo theo cái đã có sang Ộđào tạo theo nhu cầuỢ), xu hướng đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận đang đồng thời tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.DOCX (Trang 30 -34 )

×