Đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 97 - 98)

II. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.

4.1.Đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo.

4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phắ trong đầu tư.

4.1.Đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo.

4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phắ trong đầu tư.

Mọi công cuộc đầu tư đều hướng tới một kết quả cuối cùng đó là làm thế nào để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Việc dùng mọi biện pháp để có thể huy động được càng nhiều nguồn lực phát triển càng tốt nhưng sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu việc quản lý và sử dụng những nguồn vốn đó kém hiệu quả, gây lãng phắ lớn trong hoạt động đầu tư cả về sức người và sức của. Trong hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo cũng vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh những giải pháp về tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư cũng như thiết lập cơ cấu vốn đầu tư hợp lý thì nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phắ trong hoạt động đầu tư là nhóm giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo Việt Nam. Ta sẽ xem xét những giải pháp cụ thể ở phần dưới đây:

4.1. Đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo. đào tạo.

Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng tự hào, ngành giáo dục cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có sự mất cân đối giữa phát triển kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục; giữa mong muốn phát triển giáo dục thật nhanh và hiện thực đầu tư chưa cao cho giáo dục; giữa yêu cầu phát triển số người đi học và khả năng đảm

bảo chất lượng giáo dục; giữa ý định phổ cập ngay giáo dục phổ thông trung học trong cả nước và các điều kiện thực hiện; yêu cầu giáo dục toàn diện với sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng giáo viên... Để giải quyết từng bước các vấn đề trên, cần phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về giáo dục.

Trước hết, phải khắc phục tư tưởng coi giáo dục chỉ nằm trong phạm vi của cách mạng tư tưởng Ờ văn hoá, mà phải khẳng định giáo dục giữ vị trắ trọng yếu đối với toàn bộ công cuộc phát triển đất nước: chiến lược phát triển giáo dục là một bộ phận trong chiến lược phát triển con người, và chiến lược con người đứng ở vị trắ trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục cung với khoa học công nghệ hiện nay được xem là quốc sách hàng đầu.

Thứ hai, phải khắc phục quan niệm coi đầu tư cho giáo dục Ờ đào tạo như một thứ phúc lợi đơn thuần, đầu tư đến đâu hay đến đó. Đầu tư cho giáo dục Ờ đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư cơ bản cho chiến lược kinh tế -xã hội.

Thứ ba, toàn bộ quá trình đổi mới tư duy giáo dục phải bám sát mục tiêu giáo dục đó là đào tạo nên một lớp người phát triển toàn diện về nhân cách, sức khoẻ, và có khả năng nghề nghiệp.

Thứ tư, cần đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò quyết định của đội ngũ giáo viên đối với phát triển giáo dục và thực hiện chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 97 - 98)