II. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.
3. Giải pháp về thiết lập cơ cấu vốn đầu tư hợp lý.
Hệ thống giáo dục nước ta thời gian qua còn có sự mất cân đối trong đầu tư giữa các cấp bậc học, giữa các vùng miền cũng như cơ cấu ngành nghề đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục một cách hiệu quả.
Đối với từng cấp bậc học, ở mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau cần có những chắnh sách đầu tư khác nhau. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp nên rất hạn chế về nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chắnh cho giáo dục Ờ đào tạo. Trong thời kỳ này, nhiều nền kinh tế nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học nên ưu tiên đầu tư cao nhất cho giáo dục tiểu học trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, tiến tới phổ cập giáo dục tiểu học. Thời kỳ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp từ các hoạt động giá trị gia tăng thấp lên các hoạt động giá trị gia tăng cao, cần mở rộng cơ hội tiếp nhận giáo dục trung học cho học sinh và ưu tiên đầu tư cho cấp học này, không chỉ là giáo dục phổ thông cấp trung học mà còn cả giáo dục nghề nghiệp cấp trung học. Bên cạnh mở rộng và dành ưu tiên đầu tư cao nhất cho giáo dục trung học, cần tiếp tục tăng đầu tư cho mỗi học sinh tiểu học nhưng tốc độ tăng sẽ thấp hơn cho giáo dục trung học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, sau khi đã đạt được những thành tựu về số lượng. Chất lượng giáo dục tiểu học được nâng lên là nền tảng quan trọng cho sự cải thiện chất lượng các cấp học cao hơn. Hiện nay chúng ta đang ở trong thời kỳ mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi kỹ năng ngày càng cao của người lao động. Cần đặt trọng tâm vào phát triển giáo dục nghề và đào tạo lại nhằm nâng cao khả năng thắch ứng với sự thay đổi trên thị trường lao động. Để khuyến khắch học sinh tham gia vào các trường giáo dục và đào tạo nghề, cần xây dựng và phát triển một hệ thống tư vấn hướng nghiệp rộng rãi đến từng trường trung học phổ thông, đa dạng hoá các phương thức đào tạo nghề. Quan điểm hàng đầu của đào tạo nghề phải là gắn việc học nghề với việc tạo chỗ làm việc có thu nhập khá hơn. Nó đúng cho lớp người trẻ
tuổi phải hướng tới các nghề đòi hỏi trình độ cao hơn, những người thuộc tầng lớp trung niên có nguy cơ thất
nghiệp phải bắt buộc chuyển nghề. Cần phát triển nông thôn đủ mạnh sao cho giữ được lao động dư ra chuyển
sang công nghiệp ở nông thôn, ngoài việc nhà nước đầu tư đào tạo nghề làm nòng cốt, thì việc huy động tiềm lực của nhân dân để đầu tư, tổ chức tiếp thu, truyền bá hàng trăm nghề cho hàng chục triệu người là hết sức cần thiết. Đào tạo nghề ở nông thôn phải là một bộ phận của Chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình mục tiêu
quốc gia khác. Bên cạnh đào tạo nghề ở nông thôn thì đào tạo nghề ở thành phố cũng cần được chú trọng vì số
lượng người thất nghiệp ở thành phố đang có xu hướng tăng. Tập trung vào đào tạo lao động mới trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Để đào tạo nghề được cho nhiều người, đạt hiệu quả cao, cần áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nghề với các hình thức:
- Đào tạo từ xa, qua mạng, với các trung tâm dạy nghề chuyên dạy nghề qua mạng. Việc thực tập ở xưởng
máy cũng thực hiện qua mạng, chỉ phải trực tiếp đến xưởng Ộlàm thựcỢ một thời gian quy định. Hình thức đào tạo nghề này tạo cho người học chăm chỉ điều kiện để đạt chất lượng rất cao, kể cả đối với các nghề phức tạp.
- Đào tạo bởi máy điện tử dạy học cho những người tự học nghề.
- Đào tạo nghề bởi các trung tâm dạy nghề quốc tế qua mạng Internet
Việc này đối với nước ta còn mới mẻ, tuy nhiên nó có hiệu quả, cần phải triệt để vận dụng các thành tựu này của nền giáo dục hiện đại, góp phần cải tiến giáo dục dạy nghề ở nước ta
Bên cạnh đó cũng cần đầu tư phát triển giáo dục đại học và cao đẳng, tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng, tay nghề cao và khả năng thắch ứng nhanh. Khắc phục sự mất cân đối giữa giáo dục nghề nghiệp cấp trung học, phổ thông và giáo dục đại học, cao đẳng.
Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển đào tạo các ngành nghề khác nhau, khuynh hướng đào tạo những ngành nghề tốn ắt tiền vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, đào tạo theo những gì đã có là một sai lầm cần khắc phục.
Doanh nghiệp và nhà trường cần kết hợp với nhau trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, từ đó doanh nghiệp cũng cần hợp tác và giúp đỡ nhà trường trong đào tạo. Tiến tới đầu tư vào đào tạo những ngành nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Cần có những biện pháp tuyên truyền cần thiết để mọi người ý thức được tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp.
Cơ cấu đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo giữa các vùng miền còn mất cân đối. Các cơ sở giáo dục Ờ đào tạo chủ yếu tập trung ở thành thị và đồng bằng. Để khắc phục tình trạng trên cần có sự can thiệp mạnh mẽ hơn nữa
của các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện công bằng trong giáo dục đối với học sinh vùng sâu, cùng
xa, vùng kinh tế khó khăn. Thông qua các CTMTQG GD Ờ ĐT nhằm cải thiện hệ thống trường lớp, thiết bị giảng dạy và học tập, bên cạnh đó còn có một mục vốn riêng để hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ắt người, vùng có nhiều khó khăn .Và điều quan trọng nhất đó là đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, chăm lo đến đời sống của người giao viên. Thiết lập các quỹ khuyến học cũng như có chắnh sách vận động tắch cực giúp học sinh miền núi, người dân tộc, trẻ em nghèo đến trường học tập. Cần
tiếp tục ưu tiên ngân sách cho những vùng này, bên cạnh đó cần có những biện pháp tuyên truyền, vận động thêm sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức và doanh nghiệp để giúp đỡ những vùng khó khăn trên, có những chắnh sách hỗ trợ thắch hợp đối với các cơ sở giáo dục Ờ đào tạo hoạt động tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.