Mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng giáo dục cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 104 - 107)

- Liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà trường: Đây là mô hình không mới đối với các nước trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam Các doanh nghiệp lớn thông qua Bộ GD Ờ ĐT hoặc sẽ tiến hành đặt hàng

4.5.Mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng giáo dục cần được chú trọng.

Mục tiêu cuối cùng của đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo chắnh là mở rộng quy mô nhưng quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng công tác giáo dục Ờ đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục Ờ đào tạo ở đây cũng chắnh là

sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả. Nước ta là nước có dân số đông, để đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân đòi hỏi quy mô đầu tư cho giáo dục Ờ đào tạo ngày càng tăng bên cạnh đó nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để giáo dục Ờ đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, không ngừng hội nhập của đất nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng công tác GD Ờ ĐT, bên cạnh việc xác định và dự báo chương trình giảng dạy theo nhu cầu xã hội, quản lý tốt công tác giảng dạy cũng như dựa trên thái độ tắch cực của người học, nhất thiết phải đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trường lớp. Hai nhiệm vụ này chắnh là điểm mấu chốt để đảm bảo mối cân bằng động giữa mở rộng quy mô đầu tư với nâng cao chất lượng giáo dục Ờ đào tạo. Tôi xin được đề xuất một số giải pháp thực hiện hai nhiệm vụ chắnh nêu trên ở phần dưới đây:

4.5.1. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Ờ đào tạo. Chắnh vì vậy để hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo đạt hiệu quả cao, cần đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Để làm được điều này, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Đẩy mạnh đầu tư cho các trường Sư phạm. Với trọng trách là nơi đào tạo giáo viên cho toàn ngành GD Ờ ĐT nhưng nhiều trường sư phạm, kể cả các trường sư phạm trọng điểm hiện nay vẫn trong tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học như: Thư viện, phòng thắ nghiệm, phòng học chuẩn, tài liệu giảng dạy, thậm chắ thiếu giảng đường, ký túc xá cho sinh viên... Kinh phắ eo hẹp là vấn đề bức xúc

đối với nhiều trường sư phạm. Nhà nước trong thời gian tới cần bố trắ thêm nguồn kinh phắ tài trợ cho các trường sư phạm. Bên cạnh nguồn kinh phắ Nhà nước cấp, trong thời gian tới các trường phải đẩy mạnh vấn đề hợp tác quốc tế, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để có thêm nguồn lực đầu tư trở lại trường. Bàn về vấn đề kinh phắ đào tạo, một số nhà quản lý cho rằng nên bỏ quy định miễn học phắ cho sinh viên sư phạm. Vì thực tế 4 năm học và 8 triệu đồng được miễn giảm, không đủ mạnh để thu hút những sinh viên giỏi vào học sư phạm. Việc miễn học phắ chỉ có ưu điểm là tăng cơ hội học tập cho sinh viên nghèo. Nhưng đứng ở một góc độ cần đầu tư để có chất lượng đầu vào cao, có điều kiện đào tạo chất lượng thì việc miễn học phắ chưa nhìn thấy hiệu quả rõ rệt. Chắnh vì vậy cần có giải pháp làm sao để những chắnh sách ưu tiên đối với sinh viên sư phạm thực sự mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng đào tạo người thầy trong tương lai. Về mô hình đào tạo sư phạm, cần tham khảo các nước có trình độ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cũng cần kết hợp cả mô hình truyền thống. Trong những năm tới từng bước chuyển các trường cao đẳng sư phạm địa phương sang mô hình đào tạo đa ngành nhưng ngành sư phạm vẫn phải giữ vị trắ chủ chốt.

Để thu hút được người tài theo học ngành sư phạm, nhất thiết phải có chắnh sách đãi ngộ giáo viên tốt. Có chăm lo đến đời sống nhà giáo thì người thầy mới có thể yên tâm công tác, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục Ờ đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông. Giáo viên phải sống được bằng đồng lương của mình. Đòi hỏi Nhà nước cần có những chắnh sách tiền lương thắch đáng, đặc biệt là phụ cấp đối với giáo viên giảng dạy ở những vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Bộ GD Ờ ĐT cần có những quy định chi tiết về mức phụ cấp đối với giáo viên giảng dạy ở những địa bàn khác nhau cũng như đối với từng cấp bậc học.

4.5.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường.

Trong giai đoạn 2005-2010 tới, cần tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học giai đoạn II. Cố gắng khắc phục tình trạng chậm tiến độ thực hiện của giai đoạn I. Các địa phương cần chủ động bố trắ vốn đối ứng theo tiến độ của chương trình. Bên cạnh đó khi xây dựng trường lớp, cần tuân thủ thiết kế ban đầu, cố gắng tạo những bản thiết kế phù hợp với môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.

Thường xuyên tiến hành đổi mới trang thiết bị giảng dạy, hiện đại hoá, đồng bộ hoá với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhất là đối với các trường đào tạo nghề, các trường kỹ thuật, công nghệ cao, việc đẩy mạnh khai thác các nguồn lực, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá bắt kịp với sự thay đổi không ngừng của khoa học Ờ công nghệ trên thế giới. Cần dành ưu tiên cho việc xây dựng và củng cố phòng thắ nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, trang bị phòng máy tắnh nối mạng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình.

Các địa phương không nên quá trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước trong việc cấp phát vốn xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trường học. Cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, huy động vốn đóng góp của cộng đồng dân cư và các tổ chức nhằm không ngừng cải tiến hệ thống trường lớp. Bên cạnh đó các địa phương cũng phải lập quy hoạch về địa điểm và đất đai cho việc xây dựng các trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và đảm bảo yêu cầu về diện tắch tối thiểu cho các trường học.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp.docx (Trang 104 - 107)