0
Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác ,

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.DOCX (Trang 52 -62 )

- Tốc độ tăng 30,1 10,2 43,6 26,2 13, 7 4 VĐT cho THCN

8 Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác ,

(Nguồn: Bộ Tài chắnh)

Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục Ờ đào tạo thời gian qua đã dần hướng về một cơ cấu đầu tư hợp lý cho các cấp bậc học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được coi trọng trong công cuộc đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó trong thời gian tới, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư của toàn xã hội đối với từng cấp bậc học sao cho thiết lập được một cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai của giáo dục.

3.2.2. Theo vùng lãnh thổ.

Nước ta xét trên góc độ các vùng lãnh thổ có thể được chia thành 8 vùng lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, chắnh vì vậy mức độ đầu tư cho giáo dục Ờ đào tạo ở mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Đứng trên góc độ của những nhà quản lý vĩ mô, trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo, cần đảm bảo sự cân bằng động giữa ưu tiên đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển với đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo ở những vùng và những lĩnh vực mang tắnh mũi nhọn.

Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi giai đoạn 2001- 2006

Đơn vị: Đồng/người dân/năm

Vùng Định mức phan bổ giai đoạn 2001-2006

1. Đô thị 678.456

2. Đồng bằng 794.352

3. Núi thấp Ờ Vùng sâu 941.628

4. Núi cao - Hải đảo 1.372.800

(Nguồn Vụ Kế hoạch Ờ Tài chắnh, Bộ GD Ờ ĐT)

Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp đào tạo theo dân số trong độ tuổi đào tạo (từ 18 tuổi trở lên)

Vùng Định mức phân bổ giai đoạn 2001-2006

1. Đô thị 25.596

2. Đồng bằng 28.452

4. Núi cao 47.94

(Nguồn: Vụ Kế Hoạch Ờ Tài chắnh, Bộ GD Ờ ĐT)

Thông thường Ngân sách Nhà nước thường ưu tiên phân bổ kinh phắ theo dân số trong độ tuổi giáo dục Ờ đào tạo cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức độ phát triển về giáo dục còn thấp để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục Ờ đào tạo. Mức vốn đầu tư phân bổ chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo đầu người ở vùng núi cao - hải đảo cao nhất, tiếp theo đó là núi thấp Ờ vùng sâu, đồng bằng và cuối cùng là đô thị. Thời gian qua Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục nông thôn và thành thị, giữa miền núi với đồng bằng, giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với vùng có điều kiện tốt về kinh tế - xã hội. Điển hình là các khu vực miền núi như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, hải đảo... Thể hiện trong các chương trình phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và chống tái mù ở các tỉnh miền núi, bên cạnh là những dự án xây mới, kiên cố hoá trường học, từng bước tiến tới xoá phòng học tạm Ờ tranh tre lá nứa, tài trợ trang thiết bị giảng dạy, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chắnh sách ưu tiên về tiền lương đối với giáo viên giảng dạy ở miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo...Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên cũng như vị trắ địa lý còn nhiều trở ngại, đường giao thông cách trở dẫn đến khó khăn trong vận chuyển và xây dựng, đôi khi đội chi phắ lên cao hơn và kết quả đạt được còn hạn chế.

Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, việc huy động vốn đầu tư của xã hội phát triển giáo dục Ờ đào tạo là rất quan trọng. Tuy nhiên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì việc huy động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục Ờ đào tạo là vấn đề hết sức khó khăn và nan giải. Chắnh vì vậy mà trên thực tế tổng nguồn vốn đầu tư cho

giáo dục Ờ đào tạo ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thấp hơn nhiều so với đồng bằng, khu vực thành thị. Huy động xã hội hoá thuận lợi như ở thành thị là điều chưa thể đạt được. Từ đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương, tranh thủ các chương trình viện trợ của nước ngoài cũng như sự tham gia của toàn xã hội trong công cuộc đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo. bên cạnh đó cần có cách điều tiết nguồn vốn đầu tư tương thắch với điều kiện vùng miền, nhất là việc xác định lộ trình phù hợp cho sự nghiệp phát triển GD Ờ ĐT vùng khó khăn, tránh đầu tư dàn trải làm tốn tiền của nhân dân mà hiệu quả thấp, đổi mới mạnh mẽ về tư tư duy và cách thức quản lý GD Ờ ĐT cho phù hợp với tắnh đa dạng của từng vùng miền, đảm bảo mục tiêu xã hội hoá và công bằng trong tiếp cận giáo dục Ờ đào tạo.

3.2.3. Theo hình thức triển khai thực hiện.

Vốn đầu tư phát triển giáo Ờ đào tạo theo hình thức triển khai thực hiện gồm: - Vốn đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Cõ cấu VĐT phát triển GD - ĐT theo hình thức triển khai thực hiện giai đoạn 2001-2006

4%96% 96% 1. VĐT cho CT MTQG 2. VĐT không thuộc CT MTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia (với VĐT chiếm khoảng 4% trong tổng VĐT) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu lớn về phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo, việc thực hiện vốn theo các chương trình này cũng đảm bảo hơn về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất nhà trường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (đầu tư không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) (chiếm 96% tổng VĐT) đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Hai hình thức đầu tư trên có tác dụng bổ sung, hỗ trợ nhau và cần phải được kết hợp chặt chẽ, linh hoạt để có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong công cuộc phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo nước nhà.

3.2.3.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia.

Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chắnh phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD Ờ ĐT) đến năm 2005, với các mục tiêu:

- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đến năm 2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố.

- Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005.

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường.

CTMTQG GD Ờ ĐT được thực hiện với 7 dự án là:

Dự án 1: Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở với các nội dung sau:

- Hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho 235 xã và 18 huyện chưa đạt chuẩn.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Dự án 2: Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa. Trong đó có sách giáo khoa mầm non và phổ thông, các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc, đổi mới chương trình đào tạo, cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Dự án 3: Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Dự án 4: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm. Đổi mới đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo sư phạm. Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có tài vừa có đức để phục vụ sự nghiệp giáo dục Ờ đào tạo.

Dự án 5: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ắt người và vùng còn nhiều khó khăn trong đó có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Tăng cường giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ những học phẩm tối thiểu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo...

Dự án 6: Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm.

Dự án 7: Tăng cường năng lực đào tạo nghề (do Bộ Lao động Ờ thương binh và xã hội trực tiếp quan lý và điều hành).

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung hoạt động và phạm vi triển khai của các dự án, Bộ GD Ờ ĐT đã xây dựng tổng dự toán của các chương trình và dự toán chi tiết cho từng năm. Việc bố trắ kinh phắ để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối của Ngân sách Nhà nước hàng năm, ngoài kinh phắ trung ương cấp hàng năm, các địa phương đã tắch cực huy động thêm Ngân sách địa phương và đóng góp của cộng đồng. Bên cạnh đó nguồn vay nợ

Cõ cấu vốn đầu tý thực hiện các dự án thộc CTM TQG GD - ĐT giai đoạn 2001-2005 195 1946.7 200 580 641 1185 780 114.6 540.8 29.6 38.3 157.5 472.5 311.8 66.4 279 0 500 1000 1500 2000 2500 Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Dự án 4 Dự án 5 Dự án 6 Dự án 7 dự án t ỷ đ ồ ng NSNN

Ngân sách địa phýõng và cộng đồng dân

Nguồn NSNN cho các dự án thuộc CTMTQG GD - ĐT giai đoạn 2001-2006 1770 1250 970 937.7 600 0 500 1000 1500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm T ỷ đ ồ ng

Có thể thấy rằng các dự án thuộc CTMTQG GD Ờ ĐT đều được hỗ trợ bởi nguồn NSNN và NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn tài trợ cho các dự án. Trong cơ cấu chi của NSNN, chi cho CTMTQG GD Ờ ĐT thường chiếm khoảng 4-5% chi thường xuyên hàng năm của Ngân sách.

NSNN chi cho giáo dục Ờ đaog tạo liên tục tăng qua các năm

Vệc bố trắ kinh phắ để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối NSNN hàng năm nên kinh phắ TW thực cấp qua 5 năm (2001-2005) mới đáp ứng được 66,6% tổng dự toán của cả chương trình, cụ thể như sau:

VĐT NSTW cấp cho CTMTQG GD Ờ ĐT giai đoạn 2001-2005

Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Tên các dự án CTMTQG GD - ĐT Dự toán 2001- 2005 NSTW thực cấp 2001- Tỷ lệ thực cấp so với dự toán

2005

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.DOCX (Trang 52 -62 )

×