III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC Ờ ĐÀO TẠO VIỆT NAM.
2. Những tồn tạ
Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục Ờ đào tạo qua các năm đều tăng nhưng chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong xã hội. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo nói riêng. Tuy tốc độ tăng VĐT cho giáo dục Ờ đào tạo hàng năm ở mức cao, nhất là đóng góp của NSNN (hơn cả các nước có nền kinh tế phát triển) nhưng nếu xét về số vốn đầu tư trên một đầu người trong độ tuổi đi học thì lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.
Cơ cấu sử dụng VĐT phát triển giáo dục Ờ đào tạo còn bất hợp lý. Thể hiện sự mất cân đối giữa giáo dục dạy nghề, THCN với CĐ và ĐH. Quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động, Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Giáo dục Ờ đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Hiệu quả sử dụng VĐT chưa cao dẫn đến quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục Ờ đào tạo tăng kéo theo quy mô ngành giáo dục Ờ đào tạo tăng, tuy nhiên có sự mất cân bằng giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục Ờ đào tạo. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, cơ sở vật chất nhà trường tuy được đầu tư nhưng còn thiếu thốn, một số nơi không đáp ứng được chất lượng công trình như đã đề ra. Chất lượng giáo dục Ờ đào tạo ở Việt Nam ở mức thấp và lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của toàn cầu là một vấn đề nan giải đặt ra trong toàn xã hội. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phắ vốn đầu tư ở một số dự án và công trình phát triển giáo dục Ờ đào tạo cần phải được khắc phục.