Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 27 - 29)

4. Kết cấu đề tài

1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNV&N

- Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư và tổng cục thống kê, mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn của các DNV&N trong những năm gần đây, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng trên một DN. Như vậy, quy mô về vốn của DNV&N của Việt Nam còn quá nhỏ so với quy mô của một DN thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Đặc điểm này là bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO. Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở rộng thị trường bán lẻ cho nhà phân phối nước ngoài, do đó với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao các công ty nước ngoài sẽ là đối thủ lớn, đe dọa sự tồn tại của nhiều DNV&N trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam. Một thực trạng phổ biến trong các DNV&N là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình ở Việt Nam chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới, kỹ thuật công nghệ làm tăng chi phí tiêu hao 1.5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này dẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30-50% so với các nước ASEAN, đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, gián thành cao và năng suất thấp. Nhiều DNV&N rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN, một phần là do đầu tư

cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường. Trong bối cảnh mới, với việc trở thành viện của WTO, Việt Nam được hưởng quy chế quan hệ thương mại bình thường ( MNF) và đối xử quốc gia (NT) giữa các nước thành viên WTO. Quy chế này sẽ tạo thuận lợi cho các DNV&N ngày càng đa dạng được sản phẩm, thị trường và sản phẩm xuất khẩu.

Hiện nay, nguồn vốn của các DNV&N chủ yếu dựa vào VCSH và vốn vay của thị trường phi chính thức. Tuy nhiên, VCSH luôn có một giới hạn nhất định và chủ yếu dùng cho các đầu tư máy móc ban đầu, thiết bị, nhà xưởng, còn khoản vay từ người thân, bạn bè tuy dể dàng nhưng cũng có nhiều bất lợi. Như vậy, các DNV&N luôn trong tình trạng thiếu vốn để thực hiện nhu cầu mua máy móc thiết bị hiện đại, thu hút nhân công và quản lý giỏi… muốn thay đổi tình trang yếu kém náy thì nguồn vốn vay từ các ngân hàng thực sự có vay trò khá quan trọng đối với các DNV&N.

- Trước tiên, ngân hàng có nguồn vốn huy động rất lớn, đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế, trong đó có các DNV&N. Đồng thời, ngân hàng có nhiều phương thức cho vay để các DNV&N lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng sản xuất và thanh toán.

- Ngân hàng còn có khả năng tư vấn các hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế qua các dịch vụ hiện đại của ngân hàng như: tín dụng, bảo lãnh… Để hỗ trợ hoạt động của các DN đạt hiệu quả hơn.

- Bên cạnh đó, ngân hàng còn có vai trò thúc đẩy các DN sử dụng vốn hiệu quả hơn thông qua việc hướng dẫn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời đôn đốc các chủ DN trả đúng gốc và lãi.

- Chính các điều kiện trên sẽ giúp cho các DNV&N nâng cao khả năng kinh doanh của mình. Vì vậy, ngân hàng không chỉ là tổ chức cung cấp vốn thông

thường mà còn là người bạn đồng hành lý tưởng của mỗi DN.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 27 - 29)