4. Kết cấu đề tài
2.2.4. Chủ động tìm khách hàng và chú ý đầu tư vốn cho các doanh
nghiệp liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài, có kỹ thuật công nghệ hiện đại:
Lâu nay trong thực tế thường xuất hiện tình trạng là khách hàng lựa chọn Ngân hàng, Ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng với hầu hết khách hàng đến với mình. Thực ra, đây là phải là quan hệ hai chiều: Khách hàng lựa chọn Ngân hàng và Ngân hàng cũng phải chủ động lựa chọn khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro của Ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Việc lựa chọn khách hàng phải được Ngân hàng tiến hành một cách chủ động ( Nghĩa là biết đơn vị khách hàng nào làm ăn có hiệu quả và có uy tín thì
Ngân hàng có thể chủ động đến đặt quan hệ tín dụng với đơn vị đó). Việc chủ động tìm và lựa chọn khách hàng phải áp dụng với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn có rất nhiều công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phần lớn những công ty này họ đang cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ, chi nhánh cần phải chủ động tìm những khách hàng này, bởi lẽ những doanh nghiệp này sản phẩn làm ra có sức cạnh tranh cao, có phương pháp quản lý tiên tiến, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và thực hiện chế độ kế toán, báo cáo tài chính rõ ràng đúng quy định, do đó, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này để quản lý và hệ số an toàn vốn cao.
2.2.5 phát huy và nâng cao hơn nữa việc giải quyết các vấn đề về nợ quá hạn, nợ khó đòi và bảo toàn vốn:
Như đã đề cập tới chương I, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dự nợ của các DNV&N năm qua là thấp và đang có xu hướng ngày một tăng lên. Điều này cho thấy phải sớm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình trên:
- Đối với khách hàng có ý định lừa đảo, cố tình trây lì không trả nợ Ngân hàng, cần phối hợp với cơ quan pháp luật để sử lý nghiêm minh, tiến hành xiết nợ, bắt nợ làm trong sạch chất lượng tín dụng cho những năm sau.
- Đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc do tồn đọng hàng hóa, do sắp xếp lại doanh nghiệp, mất ổn định trong một khoảng thời gian không trả được nợ đúng hạn cho chi nhánh thì có thể gia hạn và cho vay mới để khắc phục tình trạng trên, tư vấn cho khách hàng trả nợ được trong thời gian gia hạn.
- Đối với các khoản nợ khó đòi cần phải tiến hành đôn đốc nợ thường xuyên. Nếu tình hình không tiến triển thì phải chủ động, tích cực, nhanh chóng tiến hành bắt nợ, xiết nợ. Đây là biện pháp phải tiến hành kiên quyết, tránh tình trạng nể nang của cán bộ tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành mua bảo đảm tín dụng để san sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm, tránh
tổn thất toàn bộ cho Ngân hàng.
- Chi nhánh cần phải thường xuyên đánh giá chất lượng của một khoản thế chấp vay vốn Ngân hàng bằng chỉ tiêu đảm bảo dư nợ có thế chấp (LTV ) được tính bằng cách:
Tỷ lệ này càng thấp thì mức độ an toàn đối với món nợ cho vay của Ngân hàng càng cao, tỷ lệ này càng thấp là do dư nợ có tài sản thế chấp được khấu trừ hoặc giá trị tài sản thế chấp trên thị trường tăng lên. Chỉ tiêu này nếu được đánh giá thường xuyên sẽ theo dõi được độ an toàn của món vay trong từng thời kỳ biến động của giá cả thị trường. Nếu như giá thị trường của tài sản giảm, chỉ tiêu LTV cao do đó độ an toàn vốn của Ngân hàng giảm đi, nếu giá trị tài sản thế chấp tiếp tục giảm thấp thì Ngân hàng phải có kế hoạch sớm thu hồi nợ gốc, trách việc gia hạn nợ thêm cho khách hàng nếu không sẽ dễ dẫn đến mất vốn. Hiện nay NH sử dụng chỉ tiêu này và áp dụng vào trong thực tế một cách có hiệu qủa.
2.2.6. Công tác đào tạo cán bộ.
Tất cả giải pháp mục tiêu trên sẽ không thể đạt được nếu bản thân mỗi cán bộ Ngân hàng không có trình độ chuyên môn cao, không có lòng yêu nghề và đức tính trung thực thẳng thắn trong công việc đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc vì vậy tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác tín dụng nhằm sử lý công việc được nhanh hơn, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác tín dụng..
quan tâm trước tiên tới trinh độ CBTD ở cơ sở mình bằng cách thực hiện tiêu chuẩn hóa CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt đối với CBTD. Phải triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho tất cả CBTD trong cơ quan, bố trí sử dụng hợp lý và hiệu quả cán bộ, tùy theo trình độ chuyên môn của từng người nhằm phát huy tối đa sở trường của cán bộ tín dụng đồng thời phải kết hợp với công tác quy hoạch đào tạo lâu dài theo chiến lược của NHNo việt nam.
Bên cạnh việc tăng cường trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, ngân hàng cần hết sức coi trọng tới việc bồi dưỡng đạo đức , phẩm chất cho cán bộ tín dụng ở cơ sở, bởi trong công tác tín dụng, đạo đức luôn được coi là một phẩm chất quan trọng nhất.
CBTD thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời những biến động về phía khách hàng, trên cơ sở đó giúp Ngân hàng chủ động trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động tín dụng ở đơn vị mình.
Trong kế hoạch đào tạo cán bộ phải chú ý tới yếu tố hiệu quả và chất lượng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ mang lại hiệu quả thiết thực tránh đào tạo tràn lan, chương trình đào tạo phải phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao.