Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 37 - 54)

4. Kết cấu đề tài

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh

NHNo&PTNT Bách Khoa.

* Các hình thức cấp tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa.

Hiện nay, tại chi nhánh đang và đã mở rộng các hình thức cấp tín dụng đối với các DNV&N để có thể thu hút các doanh nghiệp đến với chi nhánh, nâng cao hiệu quả và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh hiện nay có các hình thức cấp tín dụng sau:

-Cho vay:

Là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng, chiếm phần lớn tổng tài sản và nguồn thu của ngân hàng, đồng thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung vào danh mục các khoản vay. nghiệp vụ cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó có:

-Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được cho trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi.

Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này.

Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh chóng, kịp thời.

thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. nhìn chung hình thức này chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

-Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi hay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn theo thời vụ như mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng.

Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn phải làm thủ tục vay vốn cần thiết, ngân hàng xem xét, phân tích khách hàng để xác định quy mô cho vay, thời hạn trả nợ, thời hạn giải ngân, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. các món vay được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau và ngân hàng kiểm soát tách biệt từng hồ sơ đó.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng khoản vay, ngân hàng sẽ kiểm soát nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng có thể thu nợ trước hạn hoặc chuyển thành nợ quá hạn.

+ Ưu điểm của phương thức cho vay từng lần.

Phương thức này linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.Khi nào khách hàng có nhu cầu vay vốn NH mới xem xét đáp ứng (mỗi lần vay NH đều định thời gian cho các khoản vay đó ,đến thời hạn trả nợ,

người vay phải có trách nhiệm trả nợ đối với NH ).Do đó, phương thức cho vay này NH kiểm tra chặt chẽ được từng món vay ,tính toán được hiệu quả kinh tế của từng đối tượng cho vay, từ đó đảm bảo khả năng an toàn vốn cho ngân hàng . Ngoài ra, ngân hàng có thể lập kế hoạch được nguồn vốn của mình bằng cách thông qua định kỳ hạn nợ cho mỗi món vay, từ đó có kế hoạch cho vay các khoản tiếp theo một cách chính xác để tránh tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Đây là một phương thức cho vay đơn giản phù hợp với trình độ, năng lực qunar lý và tổ chức của các tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và cũng rất thích hợp kể cả những trường hợp khi tổ chức kinh tế vốn là những hàng lớn nhưng đang trong tình trạng thiếu khả năng thanh toán, mất tín nhiệm trong quan hệ giao dịch, hay đối với các tổ chức kinh tế có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, buộc các ngân hàng thương mai phỉa cho vay từng lần khi có nhu cầu.

+Nhược điểm của phương thức cho vay từng lần.

Thủ tục rườm rà phức tạp gây khó khăn cho người vay.Mỗi lần vay tiền người vay phải làm thủ tục gửi ngân hàng xem xét quyết định cho vay. Việc định kỳ hạn nợ đối với mỗi món vay còn mang tính chủ quan của con người, đặc biệt là khi đối tượng cho vay là các thiết bị, vật tư hàng hóa của các doanh nghiệp thương mại. Nếu đối tượng vay vốn có vòng quay vốn nhanh thì doanh nghiệp dùng vốn đó vào nhiều mục đích mà Ngân hàng không kiểm soát được, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ và ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng.

-Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng và duy trì hạn mức này trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụg có thể tính cho cả đầu kỳ hoặc cuối kỳ. đó là

số dư tối đa tại thời điểm tính. hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong kỳ, khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần, song dư nợ không được vươt quá hạn mức tín dụng. mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng. Hình thức này thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không xác định trước kỳ hạn trả nợ và thời hạn tín dụng. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo sự chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng của từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

+ Ưu điểm

Thủ tục đơn giản nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần lập hồ sơ vay vốn lần đầu, những lần rút vốn sau chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm theo chứng từ phù hợp với quy định. Thông qua hình thức cho vay này Ngân hàng có thể kiểm soát được các khoản thu nhập của khách hàng và nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng tương đối chính xác, đặc biệt là khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó ngân hàng có những định hướng đúng đắn cho những lần vay tiếp theo.

+ Nhược điểm:

thuận HMTD, thời hạn của HMTD. Điều này cho thấy, ngân hàng phải luôn duy trì một lượng vốn nhất định để giải ngân cho người vay dẫn đến ngân hàng bị động trong sử dụng vốn. Nếu khoản vay lớn dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn của ngân hàng, điều này gây bất lợi cho ngân hàng bởi đó là nguồn vốn chết, không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà ngân hàng còn phải trả lãi huy động cho khoản vay vốn đó.

Phương thức cho vay này chỉ áp dụng cho vay đối với những khách hàng có đủ tín nhiệm với ngân hàng, phải có nhu cầu vay vốn thường xuyên, khả năng tài chính tốt, trình độ quản lý phải đáp ứng được nhu cầu kinh doanh trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh ổn định. Mặt khác trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt… Do đó, các doanh nghiệp khó có đủ khả năng để đáp ứng đủ điều kiện của phương thức cho vay này.

-Cho vay luân chuyển:là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. đầu năm hoặc đầu quý doanh nghiệp làm đơn xin vay luân chuyển và thoả thuận với ngân hàng về phương thức vay, hạn mức tín dụng các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ.

-Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. số tiền mỗi lần trả được tính toán phù hợp với khả năng trả nợ.

hạn mức nhất định. Ngân hàng thanh toán cho người bán lẻ số hàng hóa mà khách hàng đã mua trả góp. Hình thức này là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Do rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

-Cho vay gián tiếp: phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp bên cạnh đó các ngân hàng còn phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Hình thức này áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán cách xa ngân hàng. Trong trường hợp như vậy, cho vay qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay.

Cho vay qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn.

Tình hình thực hiện cấp tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa

* Kết quả dư nợ của NHNo&PTNT Bách Khoa 2005-2007 Bảng 1.Kết quả dư nợ của NHNo&PTNT Bách Khoa 2005-2007

Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 ST % ST % ST % Tổng dư nợ 126.80 1 255.419 299.026

A. Phân theo thơi gian - Ngắn hạn - Trung hạn - Dài hạn 48.253 15.432 1.001 74,6 23,9 1,5 82.797 20.145 2.010 78,9 19,2 1,9 113.112 20.407 5.060 81,6 14,7 3,7 B. Phântheo thành phần kinh tế - DNNN - DNNQD - Hộ GĐ, cá thể 16.357 25.374 9.550 31,9 49,5 18,6 40.079 66.835 16.795 31,4 52,3 13,3 50.090 78.180 21.238 33,5 52,3 14,2 C. Ngoại tệ 10.834 22.758 10.930

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng của ngân hàng nông nghiệp Bách Khoa có xu hướng tăng qua 3 năm.Cụ thể, năm 2005 tổng dư nợ tín dụng đạt 126.801 triệu đồng ,Năm 2006 đạt 255.419 triệu đồng , năm 2007 đạt 299.026 triệu đồng .Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế có xu hướng tăng lên đặc biệt doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, bên cạnh đó việc cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên đáng kể,còn dư nợ trung hạn, dài hạn thì tăng không đáng kể

+Thực hiện chủ trương mở rộng quy mô cho vay nên NHNo&PTNN Bách Khoa đã chủ động cho vay trong việc tìm kiếm đối tác có độ tin cậy cao và là những khách hàng truyền thống cho nên những món nợ hầu hết đã thu đươc,

số món cơ cấu lại ít hơn và giảm hẳn.

+Ngay từ đâu NHNo&PTNT Bách Khoa luôn tìm kiếm nguồn thông tin về phía khách hàng một cách tối đa,hầu hết các món vay đều được thẩm định kỹ càng, khách hàng phải có tai sản thế chấp, không mở rộng đối với khách hàng không có tài sản thế chấp xếp loại theo văn bản 1261 của NHNo&PTNT Việt Nam do vây dư nợ năm 2006 tăng 128.618 triệu đồng , tỷ lệ tăng 101,4% , năm 2007 dư nợ cũng tăng 43.607 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,1% .

* Dư nợ cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Bảng 2.2 T ình hình dư nợ tín dụng Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ tín dụng 128.801 255.419 299.026 Dư nợ tín dụng DNV&N 36.772 89.397 119.610 Tỷ trọng 29 35 40

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy như sau: Dư nợ cho vay các DNV&N trong các năm 2005, 2006, 2007 .Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt 36.722 triêu đồng, năm 2006 dư nợ đạt 89.397 triệu đồng, năm 2007 dư nợ đạt 119.610 triệu đồng. Tỷ trọng cho vay các DNV&N trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng cũng không ngừng tăng lên từ 29% năm 2005 lên 35% năm 2006 và 40% năm 2007. Điều này chứng tỏ NH đã chú trọng cho vay đối với các DNV&N đã có cái nhìn thông thoáng hơn đối với loại hình doanh nghiệp này.

Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng mặc dù dư nợ cho vay của các DNV&N trong các năm tăng nhưng vẫn chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (Dư nợ cho vay DNV&N luôn 50%). Sở dĩ như vậy là do quy nô loại hình doanh gnhiệp này nhỏ nên lượng vón này vay không nhiều thực tế

trong quy định cho vay của ngân hàng bắt buộc vốn tự có của khách hàng tối thiểu là có 30% trong tổng nhu cầu vốn. Mặt khác, khách hàng chỉ được vay không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. DNV&N một mặt vốn tự có thấp, giá trị tái sản đảm bảo chưa cao chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý vì vậy ít có khoản vay lớn.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNV&N

Đơn vị : triêụ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Dư nợ cho vay DNV&N 36.772 89.397 119.610

Mức tăng dư nợ 52.625 30.213

Tốc độ tăng trưởng (%) 143% 33,8%

(nguồn từ ngân hàng và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa)

* Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với Ngân hàng

Thực trạng về tốc độ tăng trưởng số lượng các DNV&N tại NHNo&PTNT chi nhánh Bách Khoa được đo lường thông qua 2 chỉ tiêu quan trọng nhất : số lượng khách hàng là DNV&N tăng qua các năm và tỷ trọng DNV&N dược vay vốn tại NHNo&PTNT Bách Khoa.

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng là DNV&N của Ngân hàng qua 3 năm 2005-2007

Đơn vị: Số lượng DN

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng 80 95 125

Số lượng DNV&N tăng so với năm trước 7 15 30

(nguồn từ ngân hàng và phát triển nông thôn chi nhánh Bách Khoa) Qua bảng số liêu trên số lượng các DNV&N có quan hệ tín dụng với NH khá đều đặn qua các năm đặc biệt tăng vào năm 2007 số lượng DNV&N đã đạt tới

con số 125 tăng mạnh so với năm 2005 và năm 2006. Điều này có thể lý giải được bởi chính sách tín dụng rất nóng do ngân hàng đề ra trong năm 2007 đã giúp các DNV&N có thể giải tỏa được tình hình thiếu vốn trầm trọng của các DN. Chính vì vậy số lượng các DNV&N có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng lên rõ rệt .Điều đó thể hiện sự mở rộng cho vay DNVN&N là rất nhanh chóng chứng to chi nhánh rất quan tâm đến mở rộng cho vay ở khu vực này, nhân tháy rõ được tiềm năng của khu vực này trong nền kinh tế .

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 37 - 54)