4. Kết cấu đề tài
1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N
của NHTM
Mở rộng hoạt động tín dụng chịu tác động của nhiều nhân tố. Mỗi nhân tố đều có những ảnh hưởng nhất định nhưng nhìn chung có 3 nhân tố sau: Nhân tố về phía ngân hàng, nhân tố về phía DNV&N và góp phần quan trọng không kém là các nhân tố từ môi trường, các quy chế, chính sách của nhà nước.
* Về phía ngân hàng: -Chính sách tín dụng :
+Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý là để thống nhất, đảm bảo hiệu quả,an toàn và phát triển bền vững nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tạo được vị thế, đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh tín dụng.
+Bên cạnh đó chính sách tín dụng cũng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định của NHTW. Do đó chính sách tín dụng trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng,tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
+Chính vì vậy, để mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý,đúng đắn ,linh hoạt, phù hợp từng giai đoạn phát triển.Để mở rộng cho vay đối với DNV&N thì ngân hàng phải có những chính sach tín dụng đáp ứng nhu cầu của DNV&N, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
- Quy trình tín dụng: Là việc quyết định các bước cụ thể được thực hiện trong quá trình vay, từ lúc tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi nợ và kết thúc hợp đồng. Vì vậy để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay thì ngân hàng phải tạo ra quy trình tín dụng gọn nhẹ nhưng đầy đủ, phù hợp với điều kiện DNV&N. Song song đó, quy trình cũng phải đảm bảo việc thực hiện món vay khả thi
tránh việc rủi ro cho ngân hàng
- Tình hình huy động vốn và chính sách lãi suất: nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong mở rộng cho vay của ngân hàng vì ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở đi vay để cho vay. Muốn có nguồn vốn ổn định thì lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng và tạo ra lợi nhuận. Đối với mở rộng cho vay DNV&N thì lãi suất cho vay của ngân hàng phải căn cứ đến khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trên cơ sở vẫn đảm bảo có lợi nhuận và phù hợp với DNV&N.
- Phương thức cho vay: hiện nay các NHTM chỉ tập trung cho vay theo một vài phương thức nhất định như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư. Còn các phương thức khác ít được sử dụng. Do vậy các ngân hàng càng mở rộng theo các phương thức cho vay mới để khách hàng có thể lựa chọn được phương thức phù hợp nhất với tình hình sử dụng vốn của mình.
- Công nghệ, trang thiết bị ngân hàng và chiến lược Marketing:
+ Công nghệ, trang thiết bị hiện đại là điều kiện hiện đại là điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho cả khách hàng và ngân hàng. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Trang thiết bị hiện đại cũng là cũng là vũ khí cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng.
+ Bên cạnh đó, chiến lược marketing sẽ giới thiệu các thông tin cần thiết như: các sản phẩm mới các thủ tục, các điều kiện vay vốn… đến khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ có thông tin hiểu biết về ngân hàng. Nếu chất lượng thông tin tốt sẽ tạo lòng tin từ phía khách hàng, mà lòng tin của khách hàng là rất quan trọng trong tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.
* Về phía DNV&N:
đòi hỏi ngân hàng phải tiếp cận, tìm hiểu và gợi mở nhu cầu đó để đáp ứng. - Năng lực của các DNV&N: để có thể vay vốn, các DNV&N phải thỏa mãn các điều kiện vay vốn. Khó khăn lớn nhất của DNV&N là về tài sản đảm bảo và có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Điều đó thể hiện trên năng lực thị trường và năng lực sản xuất của DNV&N. Ngoài ra, năng lực tài chính và khả năng quản lý của DN cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay của ngân hàng
* Về nhân tố môi trường, quy chế chính sách của Nhà Nước.
- Môi trường kinh tế luôn tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của DN. Khi nền kinh tế ổn định, môi trường thuận lợi sẽ tạo nhiều cơ hội cho các DN mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường. Từ đó, làm tăng nhu cầu phát triển nguồn vốn để mua sắm thiết bị hiện đại, chi phí giao dịch, quản lý trong quá trình mở rộng sản xuất
- Một nhân tố khá quan trọng khác đó là chính sách của Nhà Nước đối với các DNV&N. Nếu thiếu sự quan tâm của Nhà Nước tức là thiếu chính sách hổ trợ cần thiết cho các DNV&N, sẽ gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
CHƯƠNG II
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THỐN BÁCH KHOA 2.1 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa
2.1.1 Quá trình phát triển của chi nhánh
` Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta,hệ thống NHNo&PTNT đóng một vai trò quan trọng đó là phát triển khu vực nông thôn cho phù hợp với sự hội nhập của đất nước tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chi nhánh Nông nghiệp Báck Khoa, Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ, được hình thành trên cơ sở phát triển từ Phòng giao dịch Bách Khoa theo quyết định thành lập số 22/HĐQT-TCCB ngày 20/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị - NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh Bách Khoa được thành lập từ 8/2001,được nâng cấp từ phòng giao dich đến chi nhánh cấp 2 loại 4với hai phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch số 04 và Phòng giao dịch số 09. Trụ sở của chi nhánh Bách Khoa chuyển từ 42 Lê Thanh Nghị về 92 Võ Thị Sáu.Ngày đầu thành lập, hoạt động kinh doanh gặp không ít khó khăn, số lượng công nhân viên ít ỏi, điều kiện vật chất thiếu thốn, thị trường mới hoạt động còn nhiều lạ lẫm... Đến nay sau hơn 5 năm hoạt động Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong số ít các chi nhánh cấp 2 trên toàn quốc được phép thanh toán quốc tế trực tiếp trên mạng SWIFT, tổng số lượng nhân viên của Chi nhánh NH Nông nghiệp Bách Khoa đã là 32 người và có hai Phòng giao dịch trực thuộc (Phòng Giao dịch Số 04 và Phòng Giao dịch Số 09).
2.1.2 Cơ cầu tổ chức
a. Sơ đồ mô hình tổ chức:
b. Chức năng của các phòng ban: *Phòng kế toán- Ngân quỹ:
Phòng Kế toán- Ngân quỹ có nhiệm vụ say đây:
- Trực tiếp hách toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo
&PTNT trên địa bàn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu và hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nứơc theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. *Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tin ding khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dung.
- Phân tích kinh tế theo nghành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa trọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo cấp phân uỷ quyền.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguốn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất tổng giám đốc cho phép nhân rộng
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất phương hướng khắc phục
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao *Phòng hành chính có nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của các chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các
NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Trực tiếp làm thư kí tổng hợp cho
Giám đốc NHNo&PTNT.
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến nhân hàng và văn bản
định chế của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên.
-Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh giao. * Phòng giao dịch.
Phòng giao dịch 04 đặt tại 224 Lò Đúc phòng giao dịch số 09 đặt tại 114 Lê Thanh Nghị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa, hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi
2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Bách KhoaNguồn vốn: Nguồn vốn:
Nguồn vốn đến 31/12/2007 của chi nhánh đạt 508 tỷ đồng so KH đạt 101,6% tăng so với số liệu theo cân đối 31/12/2006 là 169 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 149.8%.
*Phân theo thời gian huy động:
- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng 160 tỷ giảm 1 tỷ đồng và = 99% so với 2006.
- Tiền gửi > 12 tháng đến <24 tháng là 55 tỷ tăng 1 tỷ đồng và = 102% so với 2006
- Tiền gửi >24 tháng là 294 tỷ đồng tăng 169 tỷ đồng và = 236% so với 2006
*Phân theo tính chất nguồn vốn:
- Tiền gửi dân cư: 214 tỷ đồng chiếm 42% tổng nguồn tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán. Trong đó ngoại tệ quy đổi là 72 tỷ đồng.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội: 294 tỷ đồng chiếm 58% tổng nguồn. Trong đó nguồn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ đồng chiếm 84,6 %, nguồn ngoại tệ là 78 tỷ đồng chiếm 15,4 %. So với kế hoạch giao( 500 tỷ đồng) đạt 101,6% KH.
Dư nợ : + Năm 2005 Tổng dư nợ đạt 126.801 triệu đồng . + Năm 2006 Tổng dư nợ đạt 255.419 triệu đồng
+ Năm 2007 Tổng dư nợ đạt 299.026 triệu đồng
Bảng 1 : Chỉ tiêu về kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Doanh thu 4.928 17.412 25.211
Chi phí 3.377 14.822 18.425
Lợi nhuân 1.551 2.590 6.786
(Nguồn từ ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Bách Khoa)
Qua bảng số liệu trên lợi nhuận của chi nhánh phát triển liên tục qua các năm, năm 2005 là 1.551 triệu đồng, năm 2006 là 2.590 triệu đồng, năm 2007 là 6.786 triệu đồng .
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. NHNo&PTNT Bách Khoa.
* Các hình thức cấp tín dụng đối với các DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa.
Hiện nay, tại chi nhánh đang và đã mở rộng các hình thức cấp tín dụng đối với các DNV&N để có thể thu hút các doanh nghiệp đến với chi nhánh, nâng cao hiệu quả và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh hiện nay có các hình thức cấp tín dụng sau:
-Cho vay:
Là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng, chiếm phần lớn tổng tài sản và nguồn thu của ngân hàng, đồng thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung vào danh mục các khoản vay. nghiệp vụ cho vay cũng bao gồm nhiều loại khác nhau trong đó có:
-Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được cho trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định, giới hạn này gọi là hạn mức thấu chi.
Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này.
Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: chủ động, nhanh chóng, kịp thời.
thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo. nhìn chung hình thức này chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.
-Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi hay khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn theo thời vụ như mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay vốn ngân hàng.
Khách hàng khi có nhu cầu vay vốn phải làm thủ tục vay vốn cần thiết, ngân hàng xem xét, phân tích khách hàng để xác định quy mô cho vay, thời hạn trả nợ, thời hạn giải ngân, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. các món vay