Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 62 - 64)

4. Kết cấu đề tài

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với DNV&N

DNV&N đa dạng hóa về quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi vay là không giống nhau. Chính vì vậy mà ngân hàng với phương châm: “lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ”, phải đưa ra được loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản chi nhánh nên tiến hành các hình thức cho vay mới như:

 Chiết khấu chứng từ có giá:

Các doanh nghiệp sở hữu các giấy tờ có giá như thương phiếu, tín phiếu trái phiếu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu đột xuất thì có thể đem những chứng từ có giá này đến Ngân hàng xin chiết khấu. Chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển

nhượng quyền sở hữu những chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức và phí hoa hồng (nếu có).

* Công thức chiết khấu:

(1 ) 100 30 R T K = A − × × Trong đó:

- K: là số tiền phải trả cho khách hàng khi chiết khấu - A: là giá trị của kỳ phiếu tại thời điểm đến hạn - R: mức lãi suất chiết khấu (% tính theo tháng) - T: thời gian chiết khấu (thời gian xin rút trước hạn)

Phương pháp này hiện nay chi nhánh chưa áp dụng, mà chủ yếu vẫn dừng lại ở hình thức cầm cố giấy tờ có giá để được vay vốn Ngân hàng. Việc chiết khấu trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu tạo điều kiện cho Ngân hàng chuyển dần từ hình thức cho vay ứng trước (nhiều rủi ro) sang co vay chiết khấu các trái phiếu này khi cần đưa thêm tiền vào lưu thông.

 Hình thức hùn vốn đầu tư liên doanh, liên kết với khách hàng.

Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không nhất thiết chỉ cho khách hàng vay vốn của mình mà có thể lựa chọn trong số khách hàng của mình xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, có triển vọng tồn tại và phát triển lâu dài thì ngân hàng có thể thỏa thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân hàng không những mở rộng được tín dụng của mình mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường, từ đó tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay vứa có thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và cả ngân hàng.

 Cho vay bảo lãnh và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNV&N:

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những DNV&N, hộ gia đình, cán bộ công nhân viên thiếu vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ đời sống nhưng không có tài sản hoặc không đủ tài sản làm đảm bảo. Khách hàng có thể vay vốn bằng việc bảo lãnh của bên thứ 3; hoặc đối với cán bộ công nhân viên thì tiến hành cho vay không có bảo đảm bảo bằng tài sản, nhưng được cơ quan quản lý cam kết đảm bảo trả bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, trợ cấp…

 Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu:

Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua mua chịu, dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cho vay này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w