Thực hiện các bảo đảm trong kinh doanh tín dụng:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 69 - 73)

4. Kết cấu đề tài

3.2.3 Thực hiện các bảo đảm trong kinh doanh tín dụng:

Ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 178/1999/NĐ- CP quy định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, có hiệu lực từ ngày 13/01/2000. Hướng dẫn

các biện pháp bảo đảm nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Nghị định 178 ra đời đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. So với các quy định trước đây của pháp luật thì Nghị định 178 có nhiều điểm thông thoáng và cởi mở hơn trong việc nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Cụ thể, là nguyên tắc tự do bình đẳng trong kinh doanh được tôn trọng: các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác vay vốn Ngân hàng thương mại quốc doanh đều phải thế chấp cầm cố tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trẩ nợ, ngoại trừ trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết đinh của mình. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ theo cam kết, Ngân hàng có quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ.

Tuy nhiên, mục đích của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và đối với các DNV&N nói riêng là: Phát triển kinh tế có lợi nhuận hợp lý, an toàn vốn, tuân thủ pháp luật. Chất lượng tín dụng Ngân hàng phải dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy đứng trước nhu cầu xin vay vốn của khách hàng, điều đầu tiên cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến không phải là tài sản bảo đảm tiền vay và chính là dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Tính khả thi của dự án, phương án là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có khả năng trả được nợ Ngân hàng hay không. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ thứ hai để giúp Ngân hàng

không bị thất thoát vốn khi xảy ra rủi ro. Trong thực tế có nhiều vướng mắc trong việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để bảo đảm nợ vay. Ngân hàng, một mặt tiến hành kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để cùng tháo gỡ, mặt khác cần có biện pháp linh hoạt và mềm dẻo hơn trong vấn đề nhận tài sản bảo đảm nợ vay để mở rộng được quy mô cho vay đồng thời vẫn đảm bảo được sự an toàn vốn cho Ngân hàng.

Trên thực tế, ở địa bàn Thành phố Hà Nội việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà diễn ra khá phổ biến. Việc chuyển nhượng này thường không có giấy tờ hợp pháp hoặc có nhưng chưa sử dụng đúng quy định hiện hành. Mặc dù nó được xác định thuộc quyền sở hữu và sử dụng của khách hàng vay nhưng việc thế chấp để vay vốn Ngân hàng lại không đủ điều kiện. Các trường hợp này nếu cứng nhắc trong việc nhận tài sản thế chấp theo quy định thì chi nhánh không thể cho vay được.

Sau khi xác định được tính hợp pháp về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của người vay để Ngân hàng nắm được căn cứ pháp lý, tất cả các món vay đều yêu cầu người vay tự viết đơn theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đơn phải ghi rõ nội dung: Chúng tôi (vợ, chồng, con) xin cam đoan trước ngân hàng và cơ quan pháp luật tài sản (nhà xưởng, nhà ở, cửa hàng) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình chúng tôi, chưa chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh hoặc cho tặng người khác… Nếu nợ đến hạn chúng tôi không trả được tiền gốc và lãi thì ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản trên để thu hồi nợ gốc và lãi. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết trên… Người vay và những người đồng sở hữu có tên trên hộ khẩu phải ký vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương.

Đối với tài sản là máy móc thiết bị day chuyền sản xuất, khi thế chấp Ngân hàng niêm phong máy móc dây chuyền sản xuất, làm như vậy thì đảm

bảo được tài sản thế chấp, nhưng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, như vậy cơ sở để hoàn trả vốn Ngân hàng tiến hành phân loại, lựa chọn khách hàng của mình, tìm những khách hàng để tin cậy, tạo điều kiện cho họ được tiếp tục khai thác trên dây chuyền thiết bị đó, nhưng phải cam kết bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra và buộc khách hàng phải gửi tiền khấu hao tài sản thế chấp vào Ngân hàng hàng tháng và cam kết phải trả cho Ngân hàng nếu có rủi ro xảy ra.

Trong trường hợp khách hàng làm hư hại nghiêm trọng không thể phục hồi lại tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ lấy số tiền phát mại tài sản thế chấp và có thể lấy toàn bộ hoặc một phần số tiền từ nguồn tiền gửi khấu hao đã cam kết trong hợp đồng trên (trong trường hợp còn thiếu), đây là biện pháp đảm bảo tương đối chắc chắn là Ngân hàng sẽ thu hồi được vốn. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước việc Ngân hàng có thu được gốc và lãi hay không phải căn cứ vào tính khả thi của dự án chứ không nên đặt vấn đề tài sản thế chấp lên hàng đầu như là một cái lá chắn để bao bọc đồng vốn của Ngân hàng.

Có thể nói thủ tục về tài sản thế chấp hiện nay vẫn còn là rào cản các DNV&N. Hiện nay các doanh nghiệp này có vốn và tài sản rất nhỏ nên khi sử dụng tài sản để thế chấp thì vay được một lượng vốn rất thấp so với năng lực sản xuất kinh doanh của họ. Do đó các doanh nghiệp này thường phải tham gia vay “nóng” trên thị trường tự do điều đó sẽ làm giá thành, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó dẫn tới chỗ phá sản, giải thể, Ngân hàng không thu hồi được nợ, gây mất ổn định cho nền kinh tế.

Áp dụng hình thức cho vay có thế chấp bằng hàng hóa, nghiệp vụ này được tóm tắt như sau: Doanh nghiệp cần một khối lượng vốn để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc mua hàng hóa dự trữ để

bán… Ngân hàng có thể giải quyết cho vay hay không căn cứ vào số vốn mà doanh nghiệp cần vay, tính khả thi của việc sản xuất kinh doanh hàng hóa và mức độ tiêu thụ sắp tới của nó trên thị trường. Khi hàng hóa được nhập kho thì Ngân hàng và doanh nghiệp cùng kiểm duyệt niêm phong. Ngân hàng có thể giữ chìa khóa hoặc thỏa thuận với doanh nghiệp thuê và giao cho bên thứ ba quản lý, bảo vệ số hàng hóa nói trên. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, tiêu thụ hàng hóa thì phải có sự giám sát, quản lý của ngân hàng ( khi nguyên vật liệu hoặc hàng hóa xuất kho phải được sự đồng ý của ngân hàng), tiền bán hàng thu được hàng ngày cán bộ tín dụng phụ trách phải theo dõi thường xuyên, yêu cầu khách hàng gửi vào một tài khoản riêng tại ngân hàng mình để đảm bảo thu hồi lại được vốn đã cho vay, đồng thời doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, mà không phải lo thiếu nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vẫn không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tóm lại đây là một cách làm có triển vọng, chi nhánh cần nghiên cứu đưa vào áp dụng để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa.DOC (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w