Cho vay ngắn hạn bao gồm hai loại cho vay:
- Cho vay theo món: thực tế không nhiều.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần trong hạn mức được rút vốn. Nếu trong thời hạn rút vốn của Hợp đồng tín dụng có hạn mức, khách hàng trả được một phần nợ vay thì hạn mức còn được rút vốn của khách hàng sẽ được tăng lên đúng bằng số tiền khách hàng trả nợ.
2.5.2.1. Giải ngân:
Khi có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục rút vốn gởi cho ngân hàng tại Phòng quan hệ khách hàng. Căn cứ vào hồ sơ vay của khách hàng (Giấy nhận nợ kèm các hoá đơn, chứng từ có liên quan), cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra nếu hợp lệ sẽ tiến hành lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó bộ phận quản lý nợ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ giải ngân (kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, hạn mức còn được rút, đồng thời đối chiếu với các thông tin trong Thông báo tác nghiệp đã được Phòng quan hệ khách hàng chuyển sang từ trước). Trường hợp mọi điều kiện được đáp ứng, cán bộ quản lý nợ thực hiện mở tài khoản tiền vay (nếu chưa có tài khoản vay), điền số tài khoản vay và ký nháy lên tất cả các Giấy nhận nợ trình Trưởng/phó Phòng quản lý nợ ký duyệt. Một Giấy nhận nợ có đầy đủ chữ ký của Phòng quản lý nợ cùng các chứng từ kèm theo chuyển sang bộ phận kế toán giải ngân.
Kế toán viên nhận chứng từ rút vốn ( UNC, Giấy nhận nợ, Thông báo đủ điều kiện rút vốn) và tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Hạch toán: