- Nhận nợ vay bằng tiền mặt:
NHẬN XÉT CHUNG
3.1.1. Bức phá từ con “số không”:
Chi nhánh Vietcombank Bình Dương ra đời từ con số không “không khách hàng, không dư nợ”. Với 20 con người là cán bộ công nhân viên, trong đó 70% chưa có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng nhưng qua thời gian hoạt động, ngân hàng đã từng bước cải tiến, hoạt động xâm nhập vào thị trường, với uy tín thương hiệu Vietcombank, chủ động “tự tìm đến với khách hàng chứ không chờ khách hàng tìm đến với mình”. Ngân hàng luôn chủ động, tiếp cận các dự án đầu tư có tính khả thi, đẩy mạnh hoạt động hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bám sát chủ trương chính sách phát triển kinh tế của tỉnh để định hướng công tác tín dụng, đầu tư kinh doanh và mở rộng hệ thống các đơn vị giao dịch trực thuộc, nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương; đồng thời tiến hành tư vấn cho khách hàng các dự án để lựa chọn nguồn vốn vay, lựa chọn đối tác kinh doanh và áp dụng các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các khách hàng truyền thống, …
Nhờ vậy, dư nợ cấp tín dụng của chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng và thị phần được mở rộng qua các năm. Nếu như dư nợ tín dụng của chi nhánh mới chỉ đạt 14 tỷ đồng (năm 1999), thì năm 2000 đạt 91 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.595 tỷ đồng, tăng hơn 100 lần so với năm 1999, và đến nay đạt 2.655 tỷ đồng, một kết quả thành công ngoài mong đợi, chưa hề phát sinh nợ quá hạn, đây là điều mà hầu hết các ngân hàng thương mại nào cũng hằng ao ước. Năm 1999 tổng nguồn vốn các ngân hàng thương mại trên địa bàn có khoảng 2.000 tỷ đồng và đến nay chỉ có khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tính đến hết tháng 8/2004, Bình Dương đã thu hút hơn 2.400 doanh nghiệp trong nước với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng và gần 820 dự án đầu tư nước ngoài, với vốn đầu tư gần 4 tỷ USD. Ngoài ra, chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp đang đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, mở rộng phân xưởng nhằm tăng năng lực sản xuất đang có nhu cầu nguồn vốn tăng cao chưa từng có. Ngân hàng luôn chú trọng cả cách hành chính, đa dạng hóa nhiều sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng và luôn cải tiến phong cách phục vụ và làm việc với phương châm “chỉ làm hết việc, chứ không hết giờ” nhằm huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong dân cư, để tăng lượng tiền tệ đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển. Với cung cách làm việc
như vậy, nên nguồn vốn của chi nhánh đã không ngừng tăng lên đột biến. Tính đến hết tháng 08/2004, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 520 tỷ đồng, tăng gấp 87 lần so với năm 1999, trong khi năm 2000 chi nhánh chỉ đạt 61 tỷ đồng , năm 2002 chỉ đạt 274 tỷ đồng và đến năm 2006 đạt gần 1000 tỷ đồng.