Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay 1 Qúa trình xử lý ghiệp vụ phát sinh và giải ngân

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp.doc (Trang 69 - 72)

V- ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ NHỮNG THAY ĐỔ

2.2.3. Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay 1 Qúa trình xử lý ghiệp vụ phát sinh và giải ngân

2.2.3.1. Qúa trình xử lý ghiệp vụ phát sinh và giải ngân

Kiểm soát việc đánh giá chung, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng

Hồ sơ pháp lý:

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ (tham chiếu danh mục hồ sơ pháp lý quy định tại Phụ lục IV/TDDN - Danh mục hồ sơ tín dụng [12]). Nguyên tắc tiếp nhận hồ sơ là các tài liệu gửi đến BIDV phải là bản chính, trừ trường hợp khách hàng chỉ có một bản chính duy nhất thì BIDV nhận bản sao có xác nhận của công chứng

hoặc cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với những văn bản hồ sơ như Quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở, Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan chế độ ưu đãi, hỗ trợ, … của các cấp các ngành có liên quan, Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện dự án, Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, … BIDV có thể nhận bản photo hay bản sao có đóng dấu sao y của chính khách hàng sau khi CB QHKH đã kiểm tra, đối chiếu đúng với bản chính. Quá trình kiểm tra phải lưu ý những sửa đổi bổ sung của các văn bản pháp luật hiện hành và các quy định nội bộ để áp dụng cho phù hợp.

- Đối chiếu sự khớp đúng những thông tin của khách hàng trên hồ sơ pháp lý với thông tin tại phân hệ CIF trên hệ thống SIBS; kiểm tra sự thay đổi, cập nhật thông tin về khách hàng.

Hồ sơ tài chính :

- Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ tài chính (tham chiếu Phụ lục VI /TDDN - Hướng dẫn thẩm định tình hình tài chính của khách hàng [12]).

- Kiểm tra các bằng chứng chứng minh quá trình góp vốn điều lệ của đơn vị vay vốn, đánh giá tính hợp pháp hợp lệ của hình thức góp vốn (ví dụ đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, nhận góp vốn bằng tài sản thì tài sản đó phải được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty).

- Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay thông qua phân tích báo cáo tài chính; đồng thời kiểm tra việc đánh giá xếp loại khách hàng vay định kỳ của chi nhánh, việc áp dụng chính sách khách hàng phù hợp theo quy định của BIDV.

Kiểm soát việc đánh giá dự án đầu tư

- Đánh giá sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ dự án, khoản vay (tham chiếu Phụ lục VIII/TDDN - Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư [12])

- Đối với khách hàng vay là đơn vị có đăng ký kinh doanh, kiểm tra xem dự án đầu tư/phương án kinh doanh có thuộc phạm vi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký hay không.

- Đánh giá phương án kinh doanh/dự án đầu tư do khách hàng lập về các khía cạnh: mức độ chi tiết của phương án/dự án, tính toán hợp lý khả năng lãi/lỗ, tính khả thi của dự án, vốn tự có tham gia, thị trường đầu vào đầu ra...

Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay

- Kiểm tra việc phê duyệt có đúng thẩm quyền không

- Kiểm tra lại theo nội dung trên tờ trình cho vay và báo cáo thẩm định, đánh giá mức độ đầy đủ và chi tiết đối với những ý kiến của cán bộ tín dụng/thẩm định nêu trong tờ trình/báo cáo và đối chiếu với những đánh giá của cán bộ kiểm tra khi kiểm tra hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án/khoản vay về các khía cạnh: đánh giá của cán bộ tín dụng/thẩm định về tình hình tài chính, phương án/dự án xin vay, mức độ rủi ro của phương án/dự án…

- Kiểm tra xem giá trị khoản vay, bảo lãnh được duyệt có vượt quyền phán quyết của người duyệt hay không; đặc biệt chú ý các trường hợp cho vay nhiều khách hàng khác nhau nhưng cùng đầu tư một dự án, cho vay nhiều khách hàng có quan hệ liên quan với nhau (nhóm khách hàng liên quan).

- Kiểm tra tỷ lệ vốn tự có tham gia, việc xác định kỳ hạn nợ… Kiểm soát các biện pháp bảo đảm tiền vay

- Thực hiện kiểm tra TSBĐ theo Quyết định số 5504/QĐ-KTNB1 ngày 25/09/2009 về các nội dung : kiểm tra việc nhận TSBĐ, kiểm tra hồ sơ TSBĐ lưu tại phòng QTTD, hồ sơ lưu tại Tổ Kho quỹ, kiểm tra thực tế TSBĐ, kiểm tra việc áp dụng chính sách khách hàng về TSBĐ, kiểm tra phạm vi nghĩa vụ của hợp đồng bảo đảm

- Xem xét quá trình kiểm tra tài sản đảm bảo, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo trước khi cho vay thông qua các nội dung trên biên bản, đánh giá mức độ chi tiết của công tác kiểm tra của cán bộ trước khi cho vay. Hồ sơ TSĐB nợ vay xét trên tính hợp lệ, hợp pháp, khả năng phát mại...

- Kiểm tra xem khoản vay có đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của BIDV để được áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản đó hay không.

Kiểm soát việc giải ngân

- Kiểm tra nội dung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã phát hành lưu tại hồ sơ, lãi suất áp dụng phù hợp với quy định của BIDV trong từng thời kỳ.

- Kiểm tra quá trình giải ngân có đúng mục đích cho vay ban đầu và có đầy đủ căn cứ không (hợp đồng kinh tế, hoá đơn…), đặc biệt chú ý các khoản giải ngân bằng tiền mặt, giải ngân chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vay hoặc tài khoản tiền gửi của những người có quan hệ thân thuộc với khách hàng vay; đánh giá sự hợp lý trong việc phân chia cán bộ cho vay và cán bộ quản lý giải ngân.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp.doc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w