- Về hình thức huy động vốn:
Mặc dù nguồn vốn huy động được tăng qua các năm nhưng ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong việc huy động vốn có thời hạn dài để có thể cho vay trung và dài hạn một cách an toàn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó ngân hàng gặp khó khăn trong khâu huy động vốn bằng ngoại tệ trong dân cư nên đôi khi lượng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng không đủ.
- Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm xuống: mặc dù hiệu suất tín dụng tăng nhanh trong ba năm qua cộng với nợ quá hạn ở mức thấp, vòng quay vốn tín dụng cao nhưng lại có xu hướng giảm dần. Điều này phần nào đã làm giảm đi lợi nhuận của ngân hàng.
- Mặc dù nợ quá hạn thấp nhưng trong các khoản nợ không xếp vào nợ quá hạn còn nhiều khoản được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ lại dài hơn kỳ hạn nợ. Còn một số khoản tín dụng nguồn trả nợ không phải chính từ lợi nhuận của hoạt động kinh doanh hay hiệu quả của các dự án cho vay, mà từ những tài sản đảm bảo của khách hàng khi họ không đủ khả năng trả nợ. Điều này chứng tỏ quá trình thẩm định hợp đồng tín dụng của các cán bộ tín dụng còn lỏng lẻo, cán bộ tín dụng chưa nắm được khả năng tài chính của khách hàng.
- Cơ cấu đầu tư tín dụng đã phần nào phù hợp và tăng trưởng ổn định, tuy nhiên việc cho vay đối với các doanh nghiệp không thuộc quân đội còn thấp. Cho vay trung và dài hạn mặc dù có tăng trưởng qua từng năm và đang ở mức khá cao nhưng chủ yếu chỉ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực công nghiệp chưa được chú trọng.
- Ngoài ra còn một hạn chế của ngân hàng Quân Đội nữa là chưa sử dụng đầy đủ các hình thức của tín dụng ngân hàng để phát huy tối đa ưu thế của hoạt động này: hoạt động tín dụng của ngân hàng hầu như chỉ tập trung vào công tác huy động vốn và cho vay mà chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và thu hút khách hàng sử dụng tích cực các hình thức khác như: chiết
khấu, bảo lãnh, tín dụng chứng từ, cho thuê tài chính nhằm tạo ra tính đa dạng về hình thức cung cấp vốn.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên: * Nguyên nhân chủ quan:
- Do cơ cấu, chính sách đầu tư của ngân hàng còn chưa ổn định, việc mở rộng tín dụng tràn lan vào các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Việc xét duyệt cho vay nhiều lúc không dựa vào việc đánh giá hiệu quả của dự án, phương án mà chỉ dựa vào tài sản thế chấp của khách hàng.
- Về trình độ cán bộ tín dụng:
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng tuy có nhiều cố gắng nhưng thiếu kinh nghiệm, chưa thật nhạy bén, thiếu thông tin về khách hàng. Mặc dù ngân hàng luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển dụng cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu trình độ đại học, đã qua công tác tín dụng ở ngân hàng khác, hiểu biết về các ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều song việc áp dụng vào thực tế công việc lại đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy. Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính toán được hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng, và có thể lường trước được những bất trắc có thể xảy ra. Thực tế tại ngân hàng Quân Đội, điều này còn đang tồn tại vì là một ngân hàng còn trẻ nên cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong vấn đề kiểm tra theo dõi chặt chẽ món vay dẫn đến đơn vị vay sử dụng vốn sai mục đích, do vậy khi đến hạn không trả được nợ.
- Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát tự phát hiện của ngân hàng Quân Đội làm chưa thường xuyên và chưa sâu sát, nghiêm túc cả về mặt nội dung phương pháp lẫn biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chưa cao, khắc phục xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.
* Nguyên nhân khách quan:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế. Nhiều vấn đề còn dở dang, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới, bởi vậy nhiều vấn đề còn dang dở, chưa hoàn thiện. Môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong đó có các NHTM còn thiếu nhiều yếu tố như: hệ thống văn bản pháp luật nhà nước đang được hình thành nhưng chưa đồng bộ, thậm chí có khi còn chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chưa thực sự độc lập, đôi khi còn chịu những tác động của phương pháp quản lý bằng mệnh lệnh hành chính làm cho tín dụng kém hiệu quả.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự chủ về vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp. Thiếu thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh với hàng lậu và hàng nhập ngoại. Các doanh nghiệp chậm thích nghi với cơ chế thị trường, việc chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Vì vậy một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hàng hóa vật tư bị tồn kho, thua lỗ, mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ khó đòi.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp đảm bảo vốn vay ngân hàng, phát mại tài sản thế chấp... ở khía cạnh này hay khía cạnh khác quy định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
- Ngân hàng Quân Đội phải đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng thương mại khác, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trên thực tế các ngân hàng quốc doanh có nhiều lợi thế hơn so với các ngân hàng TMCP là do họ có những nguồn vốn với lãi suất thấp, bên cạnh đó vẫn còn
có sự bao cấp từ phía nhà nước. Mặt khác, do đã hoạt động lâu và đã tạo được uy tín trên thị trường nên các ngân hàng này thường có quan hệ tín dụng chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả. Nên để tiếp cận và đặc biệt là thiết lập được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này là điều hết sức khó khăn đối với các ngân hàng TMCP.
- Việc thanh quyết toán giá trị công trình hoàn thành còn tiến hành rất chậm do đó cũng ảnh hưởng nhiều tới việc khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng Quân Đội.
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của NH TMCP Quân Đôi trong những năm qua cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đã đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên nó cũng cho thấy hiện nay cũng như những năm tới hoạt động của NH còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là công tác đầu tư tín dụng. Vì vậy việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NH TMCP QUÂN ĐỘI
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xác định chiến lược phát triển là cần thiết đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế nào. Không nằm ngoài quy luật đó NHQĐ đã xây dựng cho mình một chương trình đổi mới toàn diện của ngân hàng trong đó có cả đổi mới hoạt động tín dụng – một hoạt động chính của ngân hàng.
Tầm nhìn của ngân hàng đặt ra là: phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu ở VN trong các mảng thị trường đã lựa chọn tại các khu vực đô thị trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực:
- Giữ vững và khai thác thị trường truyền thống
- Phát triển một cách lựa chọn mảng thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tạo dựng thành một vị thế mạnh trong mảng thị trường tiêu dùng - Mở rộng hoạt động kinh doanh vốn và ngoại hối (Treasury) - Phát triển hoạt động kinh doanh chứng khoán
Đổi mới mô hình tổ chức với mục tiêu “Tập trung mạnh mẽ vào khách hàng dựa trên hoạt động bán hàng và dịch vụ tuyệt hảo” và được hỗ trợ bởi một văn hóa “Quản trị rủi ro”. Việc đổi mới phải dựa trên một số nguyên tắc như: phù hợp với chiến lược đã vạch ra, tập trung vào khách hàng và chất lượng dịch vụ, tập trung sâu vào quản trị rủi ro,...Bên cạnh đó NHQĐ còn tập trung nâng cao hiệu quả quản lý tài sản Nợ- tài sản Có và kinh doanh ngoại tệ. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Phát triển nguồn nhân lực bền vững. Hợp tác kinh doanh với các đối tác chiến lược. Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất- mở rộng kinh doanh.
Một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính cơ bản giai đoạn 2004- 2008 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
- Vốn chủ sở hữu 590 750 950 1150
+ Vốn điều lệ 450 570 700 850
+ Tự bổ sung 140 180 250 300
- Vốn huy động 6000 7500 9000 11000
- Tổng tài sản 7500 9000 11000 14000
- Tổng dư nợ 4300 5400 6500 8000
+ Tỷ lệ nợ quá hạn < 1.2% < 1.2% < 1% < 1%
- Lợi nhuận trước thuế 120 150 190 235
Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại NH Quân Đội:
- Làm cho hoạt động tín dụng thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị trường, đa dạng hóa hoạt động tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận, hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ pháp luật quy định, góp phần kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ và thực hiện tốt chính sách tiền tệ.
- Từng bước hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các DN trong cũng như ngoài quân đội với chất lượng tốt, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, từng bước quốc tế hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy và phương thức điều hành, nâng cao trình độ cán bộ về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học, ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất phong cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ nhiều phía, coi trọng công tác tự kiểm soát của cơ sở. Đồng thời nâng cao trình độ quản trị kinh doanh đảm bảo cho hoạt động tín dụng theo đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn
Hiện nay tại ngân hàng, nguồn vốn có thời gian ngắn chiếm một tỷ trọng lớn trong khi đó ngân hàng lại đang mở rộng cho vay trung- dài hạn. Vì vậy, nguồn vốn để cho vay trung dài hạn chủ yếu lấy từ tỷ lệ cho phép của vốn huy động ngắn hạn. Nếu vì một lý do nào đó, giả sử nguồn vốn của ngân hàng mất ổn định (người gửi rút tiền liên tục với khối lượng lớn) hay tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng thì sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó hiện nay nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp. Do đó NH cũng cần có những biện pháp vừa để thu hút vốn trung – dài hạn, vừa thu hút tiền gửi bằng ngoại tệ. Đa dạng hóa các công cụ huy động vốn như áp dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang,...Để khuyến khích người gửi tiền ngân hàng cần nâng cao công nghệ ngân hàng, hiện đại hóa khâu thanh toán, tạo sự luân chuyển nhanh, an toàn, thuận tiện cho khách hàng gửi tiền, rút tiền cũng như vay vốn. Có như vậy ngân hàng mới tạo được lòng tin với khách hàng, từ đó khách hàng sẽ có quan hệ với ngân hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên cần phải gắn việc huy động vốn với hoạt động sử dụng vốn để bảo toàn kinh doanh, tránh hiện tượng huy động thừa vốn trung- dài hạn gây lãng phí cũng như không nên bỏ phí các nguồn vốn ngắn hạn có kỳ hạn ổn định.
3.2.2 Thực hiện đa dạng hóa các loại hình tín dụng ngân hàng
Các ngân hàng thương mại đang hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Đa dạng hóa loại hình tín dụng và hướng tới khách hàng là phương hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
- Phát huy và sử dụng triệt để các hình thức đầu tư của tín dụng ngân hàng, đó là: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ, cho thuê tài chính...
- Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cho vay, như : cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp (cho vay tiêu dùng), cho vay theo hạn mức dự phòng và cho vay theo hạn mức thấu chi... Mặt khác việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình cho vay cần gắn liền với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác cho vay ở cả hai lĩnh vực: cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn.
3.2.3 Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khách hàng vừa là người cung cấp nguồn vốn cho họat động tín dụng, đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn này, nên khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng giúp ngân hàng có điều kiện nắm vững các thông tin có liên quan đến khách hàng, các ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng sẽ giúp ngân hàng: - Đánh giá đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát. Thông qua việc quan hệ tín dụng một cách thường xuyên, ngân hàng có thể nắm bắt được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Căn cứ vào số dư trên tài khoản của họ, ngân hàng sẽ biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, tiền mặt cũng như quan hệ khách hàng với các khách hàng khác qua việc mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm...
Đây là cách tốt nhất để thu thập các thông tin về khách hàng và là cơ sở để ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin,