Thực hiện tốt và có hiệu quả quy trình nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Giải pháp nng cao ch́t lượng tín dụng t.doc (Trang 43 - 45)

Quy trình nghiệp vụ cho vay bao gồm những nội dung kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một món vay mà các

cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo ngân hàng phải thực hiện. Quy trình cho vay trải qua các bước: khách hàng lập và nộp hồ sơ xin vay vốn gửi vào ngân hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, kiểm tra nguyên tắc, điều kiện vay, tính toán hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng thu hồi vốn của khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định gửi lên trưởng hoặc phó phòng tín dụng kiểm tra lại và trình lên giám đốc đề nghị duyệt. Trong quá trình này cần chú ý đến khâu thẩm định tính hiệu quả tài chính của món vay, kiểm tra kiểm soát việc sử dụng vốn trong quá trình vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng về thời gian trả nợ và lãi để khách hàng có kế hoạch trả nợ. Những điểm này không thể trái với các văn bản thể lệ, chế độ tín dụng do các cơ quan chức năng của nhà nước ban hành.

Chất lượng tín dụng được hiểu là vốn vay của ngân hàng đựơc khách hàng dùng để mang lại một giá trị lớn hơn đủ để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, đồng thời khách hàng còn giữ lại được một khoản lợi nhuận nhất định. Trên cơ sở này, khi cho vay NH Quân Đội cần phải thực hiện hết quy trình nghiệp vụ cho vay, tránh bỏ sót các bước. Đối với những bước quan trọng thì cần phải thực hiện kỹ càng theo đúng văn bản đã quy định mới có thể nâng cao được chất lượng tín dụng.

3.2.6 Từng bước thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ

Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có một đội ngũ cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp, có chuyên môn trình độ giỏi. Một cán bộ tín dụng được coi là có trình độ chuyên môn giỏi khi có các kỹ năng nghiệp vụ rộng, thể hiện ở sự hiểu biết toàn diện các quy tắc công việc, luật và kinh nghiệm kinh doanh nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tôt. Muốn có chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tình hình mới, ngân hàng chỉ nên đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó cần phải có định hướng tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng.

Trên cơ sở những yêu cầu, đòi hỏi của công việc ngân hàng cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có để có kế hoạch và đào tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu. còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, nhất là số cán bộ sắp xếp lại tổ chức, đang làm nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, chuyển sang làm tín dụng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức đào tạo hợp lý và lựa chọn kiến thức cần đào tạo.

Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực khác về kinh tế tài chính, về tin học, ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lơn lao của mình trong sự nghiệp kinh doanh của ngành, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác. Có cơ chế hợp lý khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nng cao ch́t lượng tín dụng t.doc (Trang 43 - 45)