Đây là vấn đề rất cần thiết trong việc đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Trên thực tế có nhiều trường hợp ngân hàng không thu hồi được vốn do chưa tìm hiểu kỹ về khách hàng. Đối với ngân hàng Quân Đội thì việc cho vay vốn đối với các DN thuộc quân đội có nhiều thuận lợi, hầu hết các DN này đều làm ăn có hiệu quả, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Nhưng không vì vậy mà không xem xét kỹ đối với các khỏan vay vì trong nền kinh tế thị trường mọi thứ đều có thể xảy ra.
Do đó việc thu thập những thông tin về khách hàng vay vốn để nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng là một công việc rất cần thiết. Chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khâu này. Những thông tin của khách hàng, ngân hàng có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau:
- Thông tin do chính khách hàng vay vốn cung cấp: trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin vay, doanh nghiệp vay vốn có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết cho ngân hàng như: dự án đầu tư, kế hoạch xin vay và trả nợ, các báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất và các thông tin khác.
- Thông tin từ các nguồn khác như từ các ngân hàng khác có quan hệ với khách hàng vay vốn, từ các doanh nghiệp cung cấp và tiêu thụ, thông tin từ các công ty kiểm toán, từ trung tâm tín dụng hay trung tâm phòng ngừa rủi ro. Nguồn thông tin này có nhiều nhưng ngânhàng cần phải chọn lọc và xử lý sao cho có hiệu quả nhất.
Sau khi thu thập được thông tin, ngân hàng cần lưu trữ thông tin liên quan đến doanh nghiệp vay vốn cùng hồ sơ vay vốn làm cơ sở để phân loại khách hàng. Có nhiều cách phân loại khách hàng, mỗi loại hình có hình thức cho vay phù hợp. Có thể phân loại theo các cách sau:
- Phân lọai theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: trên thực tế các doanh nghiệp có hoạt động rất phong phú, đa dạng,sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng trong nhiều ngành nghề. Song để áp dụng cơ chế tín dụng thích hợp có thể phân thành các loại hình chủ yếu sau:
+ Loại hình sản xuất: là những khách hàng thường làm nhiệm vụ chế biến, sản xuất, sửa chữa. Đối với loại hình này, vốn trong khâu dự trữ rất lớn, còn khi sản phẩm đã tiêu thụ thì vốn quay về rất nhanh.
+ Loại hình XDCB: đặc điểm của loại hình này là phải đấu thầu và thực hiện các công trình xây dựng, địa điểm thi công ở nhiều nơi. Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều lao động, thời gian hoạt động dài, thu hồi vốn chậm. Loại hình này thường vay vốn trung dài hạn.
+ Lọai hình kinh doanh dịch vụ thương nghiệp: Với doanh nghiệp này, thường hoạt động mạnh ở khâu lưu thông. Sản phẩm kinh doanh khá đadạng nên đồng vốn quay vòng nhanh.
- Phân loại theo thời gian hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng
+ Khách hàng truyền thống: với loại khách hàng này có thể áp dụng lãi suất ưu đãi so với khách hàng khác, từ đó khuyến khích, mở rộng hơn nữa quan hệ giữa NH và khách hàng không chỉ về quan hệ tín dụng mà cả trong quan hệ thanh toán...
+ Khách hàng ít có quan hệ với ngân hàng: với khách hàng này ngân hàng buộc phải thận trọng tìm hiểu kỹ lưỡng, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng, tạo quan hệ tốt với khách hàng.
- Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro:
+ Khách hàng có năng lực tài chính mạnh có mức độ rủi ro thấp nên ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi, có thể cung cấp số lượng tín dụng lớn giúp khách hàng phát triển mạnh hoạt động kinh doanh.
+ Khách hàng có năng lực tài chính không lành mạnh: cần hạn chế cho vay hoặc không cho vay vì mức rủi ro lớn. Công tác thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay phải được tiến hành chặt chẽ và thận trọng hơn.