Trong quá trình hoạt động ngân hàng Quân Đội không thể tránh khỏi vấn đề nợ quá hạn. Vì vậy để hạn chế mức thấp nhất cũng như xử lý nợ quá hạn một cách nhanh nhất, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Biện pháp phòng ngừa các khỏan cho vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này được áp dụng ngay từ khi ngân hàng tiến hàng kiểm tra cho vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu rủi ro dẫn đến nợ quá hạn như: khách hàng chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, số dư tiền gửi giảm sút, sự gia tăng các khoản phải thu, sự gia tăng bất thường của hàng tồn kho và sự gia tăng các khoản nợ thương mại... thì ngân hàng cần sử dụng một số biện pháp ngăn ngừa như: cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng những vấn đề về thị trường và sự biến động của tài chính- tiền tệ, đề nghị DN nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho,...
- Nếu các biện pháp trên đã được áp dụng mà khoản vay vẫn phát sinh nợ quá hạn, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp xử lý nợ quá hạn để cứu vãn vốn của mình:
+ Trước hết cân có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn mới có thể tiếp tục phát sinh, như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý, hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ, đề phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn ngân hàng.
+ Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn. Có cơ chế khen thưởng kịp thời cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ
+ Những trường hơp khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ quá hạn kéo dài, các ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ. Làm cương quyết, dứt điểm từng trường hợp tránh sự lan truyền trong việc chây ỳ không trả nợ ngân hàng trong các địa phương.