- Tăng cường biện pháp quản lý của Nhà nước đối với các DN, có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc để đảm bảo thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính được phản ánh một cách đầy đủ chính xác nhằm đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng.
- Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng ngân hàn cấp cho nền kinh tế. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ ngân hàng. Nhà nước cần phải hoạch định chính sách dài hạn về định hướng phát triển, chính sách về giá cả, chính sách về thuế, về ưu đãi đầu tư phát triển..., có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp. Nên có những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra trong khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách trợ giá đối với hàng nông sản, chính sách chống, ngăn chặn hàng nhập lậu... để đảm bảo tác dụng tích cực của các chính sách này.
- Ban hành hướng dẫn xử lý các khỏan nợ xấu nhằm lành mạnh hệ thống tài chính của các ngân hàng thương mại theo hướng: sử dụng vốn ngân sách quốc gia mua lại nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại để xử lý dần trong một số năm; nới lỏng quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; không đánh thuế đối với tài sản cầm cố thế chấp khi ngân hàng xử lý để thu hồi nợ; ban hành
qui định về nhiệm vụ và trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ quá hạn thu hồi nợ như viện kiểm soát, công an, địa chính nhà đất và UBND các cấp...
- Cải cách thủ tục hành chính, tránh tình trạng gây phiền hà cho các DN trong việc thực hiện hoạt động của họ
- Nhà nước đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các DNQD, cần có biện pháp giải quyết những DN làm ăn thua lỗ, yếu kém kéo dài, để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa DN quốc doanh và DN ngoài quốc doanh. Đối với những DN có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bị lỗ, cần có cơ chế cấp bù lỗ kịp thời để đảm bảo cho các DN này có đủ vốn để hoạt động.
- Các cấp cần tiến hành và soát lại các DN đã được thành lập để cân đối giữa vốn và ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của DN trên các mặt: vốn, công nghệ mới, đảm bảo tính đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao.
- Đề nghị chính phủ, các ngành pháp luật và chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn để xóa bỏ các tổ chức cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép dưới mọi hình thức. Mọi tổ chức và cá nhân chỉ được vay vốn và được huy động vốn từ các tổ chức tín dụn chính thức. Mọi hình thức vay vốn và huy động vốn từ các tổ chức các nhân không được nhà nước cấp giấy phép đều vi phạm pháp luật, cần được xử lý nghiêm minh như các hàn vi buôn lậu và kinh doanh trái phép.
- Đề nghị Chính phủ phải có những quy định bắt buộc đối với các DN trong việc kiểm toán số liệ kế toán nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong các báo cáo tài chính mà DN nộp cho ngân hàng trong hồ sơ vay vốn
- Đối với các dự án đầu tư lớn, các NH xét duyệt cho vay chủ yếu dựa trên luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy trong công tác thẩm định dự án đầu tư nên phân rõ trách nhiệm của từng cấp thẩm quyền trong việc xét duyệt tính khả thi, hiệu quả của dự án, tránh tình trạng khi
xây dựng dự án thể hiện hiệu quả lớn nhưng khi đưa vào hoạt động lại thua lỗ, không trả được nợ vay.
- Về vấn đề xử lý nợ khó đòi: với nhiều lý do khác nhau, việc xử lý nợ khó đòi là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, biện pháp khả thi có thể chấp nhận được trong giải quyết nợ khó đòi là: chính phủ cần có bộ máy thi hành án có đủ sức mạnh, như : cục cảnh sát thi hành án trực thuộc Bộ tư pháp để thi hành nghiêm tuc mọi bản án có hiệu lực pháp luật đặc biệt là án dân sự. Phải kiên quyết thi hành xong trong thời hạn luật định, không được kéo dài thời gian.