b. Khi đóng vai trò là ngân hàng B: NHCT xử lý các lệnh chuyển tiền
3.3.2. Những kiến nghị với NHNN.
Là “ngân hàng của các ngân hàng”, NHNN phải hướng mục tiêu điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của NHCT theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư, thanh toán cho nền kinh tế.
NHNN cần mở rộng hơn nữa các ngân hàng được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Hiện nay mới chỉ có một số chi nhánh của các NHTM lớn và số ít NHTM cổ phần tham gia vào hệ thống đã làm giảm rất nhiều hiệu quả của thanh toán điện tử liên ngân hàng.
NHNN cần mở rộng hơn nữa quy định về thời gian thanh toán, hiện nay theo quy định chỉ mới có 6 giờ trong một ngày, 30 giờ trong một tuần khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán hiện đại này, như thế không đáp ứng được nhu cầu thanh toán cao của nền kinh tế.
Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong thanh toán điện tử liên ngân hàng như giản lược quy trình luân chuyển chứng từ, tránh phải chuyển hoá qua nhiều lần một chứng từ từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, quá nhiều chữ ký cho một quá trình luân chuyển. Quy định về thành viên cũng không nên khắt khe như vậy sẽ mở rộng được số lượng ngân hàng tham gia hệ thống.
Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1000 tỷ đồng chưa chuyển qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do hệ thống chưa phát huy được hết công suất. Do vậy, NHNN cần nhanh chóng tạo mọi điều kiện cho các TCTD cũng như hoàn thiện hơn nữa về quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật…để toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tham gia đầy đủ vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quy trình nghiệp vụ của một lệnh thanh toán cần được rút bớt, tránh những thủ tục hành chính phiền hà cho khách hàng cũng như bản thân các TCTD tham gia vào hệ thống. Như vậy sẽ nâng cao được năng suất lao động cho ngân hàng và tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. NHNN cũng cần tích cực hơn nữa trong việc chuẩn bị tổ chức thanh toán giá trị thấp theo lô nhằm cải thiện hệ thống thanh toán bù trừ.
Vấn đề bảo đảm an toàn trong quá trình truyền, nhận xử lý thông tin dữ liệu trong thanh toán điện tử liên ngân hàng phải được NHNN đặc biệt coi trọng và quy định chặt chẽ trong quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. Việc bảo mật dữ liệu và tính xác thực của lệnh thanh toán điện tử được thực hiện bằng công nghệ chữ ký điện tử phải được đảm bảo an toàn, tránh những mất mát dữ liệu có thể xảy ra. Hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu dự phòng đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thông suốt phải được quy định chặt chẽ đối với ngân hàng chủ trì và thành viên. Hiện nay, quy chế chưa đề cập đến chất
lượng và độ an toàn của đường truyền thông giữa ngân hàng chủ trì và các thành viên.
Tích luỹ và tập trung vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật về công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học công nghệ mới.