6 Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép là Oai Minh Hầu và ghi tên là Nhật Quang.
7 Tất cảđất này đều thuộc Cao Bằng và một phần nhỏ của Trung Quốc ngày nay. Châu Tư Lãng, sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép là Tư Lang. chép là Tư Lang.
Giao Châu làm phản1.
Mùa đông, tháng 10 đổi niên hiệu là Minh Đạo năm thứ nhất. Xuống chiếu cho các Trung thư sảnh cứu xét và san định luật sư.
Tháng 11, xuống chiếu cho các lộ, mỗi lộ đặt trạm gác để tiện việc quan sát và hiểu biết được các nơi.
Phàm những bậc già yếu và có công mà phạm tội nặng thì dùng tiền để chuộc tội.
Đúc tiền Minh Đạo.
Lương Mậu Tài đi sứ bên Tống.
Năm Quí Mùi (năm 1043- ND) là năm Minh Đạo thứ 2; Tháng 4, Ái Châu làm phản.
Tháng 5, sai Khai Hoàng Vương làm Đô Thống Đại Nguyên Soái đi đánh Ái Châu, Phụng Càn Vương làm đô thống nguyên soái đi đánh Văn Châu, Văn Châu được yên ổn.
Mùa hạ, tháng 4, vua đi thăm chùa Tùng Sơn thuộc châu Vũ Ninh2 thấy ở trong cái điện đã đổ
nát cửa chùa có cây cột đá bị nghiêng. Vua động lòng mới có ý trùng tu, cột đá bổng nhiên đứng ngay trở lại. Nhân đó mới sai bậc nho thần3 làm bài phú để ghi điều lạấy.
Mùa thu, tháng 9 sai Ngụy Trưng sang châu Quảng Nguyên trao ấn Quận Vương4 cho Trí Cao, lại phong cho làm chức Thái Bảo.
Xuống chiếu đóng thuyền lớn mấy trăm chiếc, đều có làm hình rồng, phượng, cọp, cá, rắn, và chim anh vũ.
Mùa đông, tháng 10 cái thuẩn của vua ở trong điện Trường Xuân tự nhiên lay động. Năm Giáp Thân (năm 1044- ND) là năm Minh Đạo thứ 3, tháng hai:
Cái thuẩn của vua lại lay động.
Ngày Quý Mão vua thân chinh đánh Chiêm Thành, dùng Khai Hoàng làm chức lưu thử. Ngày Giáp Thìn phát binh từ kinh sư (thủ đô). Ngày Ất Tý đóng quân tại cửa biển Đại Ác5 lúc bấy giờ sóng đã ngừng yên, có lợi cho đại quân đi từĐại An (tức Đại Ác- ND) qua Ma Cô6, có mây tía che khuất mặt trời.
Đến Não Loan7 có mây che thuyền vua. Đến cửa Tư Minh8 có con cá trắng nhảy vào thuyền.