Hoa Ưu Đàm là loại hoa thiêng liêng của nhà Phật Xem chú thích số 280 quyển II.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 77 - 78)

Năm Quý Tỵ (năm 1173- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 11: Sửa sang lại cầu Thái Hòa.

Nhà Tống gửi thư mua voi để chuẩn bị nghi vệ cho cuộc lễ Nam Giao1.

Nhà vua sai một viên chức trong hàng Đại liêu ban là Doãn Tử Sung2đem 10 con voi sang nhà Tống.

Năm Giáp Ngọ (năm 1174- ND) là năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ nhất: Tháng giêng đổi niên hiệu.

Nhà Tống gọi nước Việt ta là nước An Nam, vua là Quốc Vương3 quốc hiệu được lập bắt đầu từ đó.

Giáng Thái tử Long Sưởng4 làm Bảo Quốc Vương. Lập Long Cán làm Thái tử.

Long Sưởng có tính hiếu sắc. Ở trong cung có cung phi nào được vua yêu quí, Long Sưởng cũng

đều tư thông cả. Nhà vua rất ghét sự vô lễấy. Bà Nguyên Phi là Từ Thịđược vua yêu, Hoàng hậu (ghen) bèn sai Long Sưởng lén lút đến tư tình để gây sự ngờ vực cho vua. Muốn rằng Từ Thị từđó bị vua đối xử

nhạt nhẽo đi. Từ Thị cứ tình thực tâu vua. Vua giận, bèn phế Long Sưởng.

Một hôm nhà vua đi ra thị triều, bà nhũ mẫu (người vú nuôi trẻ- ND) bế Cao Tông (tức là Long Cán, con thứ của Anh Tông) đi theo. Cao Tông khóc mãi, nhà vua lột cái mũ đội cho, thì Cao Tông ngừng khóc. Vua lấy làm lạ nói rằng: "Người làm nên cái sự nghiệp cho ta, ấy tất là thằng bé này", rồi tháng 11 lập làm Thái tử và giáng Long Xưởng làm Vương.

Năm Ất Mùi (năm 1175- ND) là năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ 2:

Mùa thu, tháng 7 nhà vua se mình. Hoàng hậu xin vua lập lại Bải quốc Vương làm Thái tử. Vua nói: "Làm người con mà không biết kính trọng đấng song thân (cha mẹ) của nó thì làm ông vua lại biết yêu dân hay sao?".

Ngày Giáp Thìn, bệnh càng nặng, vua bảo Thái tử: "Nước nhà ta núi sông đẹp đẽ lạ thường, người tuấn kiệt, đất linh thiêng, châu ngọc quí báu, thứ gì cũng có cả. Nước khác không thể bì kịp. Vậy nên phải thận trọng giữ gìn".

Ngày Kỷ Tỵ vua từ trần ở tại điện Thụy Quang, thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Anh Tông, ở ngôi 39 năm, đổi niên hiệu ba lần. Vua được an táng tại phủ Thiên Đức.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)