Vật Ác: động này xưa thuộc Cao Bằng, nay thuộc Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 44 - 45)

5 Nguyên bản chép nhầm, Nùng Trí Cao không hàng mà lại chiếm cứ Ung Châu của nhà Tống. Về sau lại xin nội thuộc nhà Tống, dâng biểu tiến cống lễ vật. Nhưng nhà Tống không thuận, Cao bèn cướp chiếm Ung Châu của Tống và tiếm xưng là Nhân Huệ dâng biểu tiến cống lễ vật. Nhưng nhà Tống không thuận, Cao bèn cướp chiếm Ung Châu của Tống và tiếm xưng là Nhân Huệ

Hoàng Đế lại nhân vì đất Tống, nơi biên giới không phòng bị nên Cao đánh thắng lớn. Sau Cao bị Tuyên Huy Sứ của nhà Tống là

Mùa xuân, tháng 3 đổi niên hiệu là Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ nhất.

Mùa thu, tháng 8 đào Ngự Câu1 ở ngoài Phượng Thành, lại đào ao Kim Minh Vạn Tuế. Bắt đầu

đào, lúc bấy gờ khua động trong ao là có tiếng, đào lên được thì hoàng kim một khối, nặng 50 lượng, nhân đó mà lấy tên cho cái ao. Lại làm ba chỏm núi đá trên ao, xây cầu Vũ Phượng.

Năm Canh Dần (năm 1050- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 2:

Đặt các động Huyết Hạn, Đại Phát và Văn Tương ở châu Tây Bình thuộc cõi nhà Tống làm ranh giới.

Nùng Trí Cao chiếm cứđộng Vật Dương2 ở Châu An Đức thuộc địa giới nhà Tống, dùng động ấy làm nước Nam Thiên, đổi niên hiệu là Cảnh Thụy.

Giáp Long Trì3ở Ngũ Huyện Giang4 thuộc Ái Châu làm phản. Năm Tân Mão (năm 1051- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 3:

Đào hồ Thụy Thanh5 và ao Úng Minh ở vườn Thắng Cảnh. Trong ngoài có đặt quân Tùy Long.

Sai Tả Kiêu Vệ Tướng quân là Trần Mẫn đem người ở 5 huyện đào hồ Cá Lẫm6. Năm Nhâm Thìn (năm 1052- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 4:

Trí Cao xin phụ thuộc vào nhà Tống, vua Tống không nhận, Trí Cao bèn cướp phá nhà Tống. Tháng 5, Trí Cao đánh phá dinh trại ở Hoành sơn của nhà Tống rồi công hãm Ung Châu. Lấy châu ấy làm nước Đại Nam, tự xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế.

Năm Quý tỵ (năm 1053- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 5:

Nhà Tống đánh Trí Cao. Vua Tống (Nhân Tông- ND) sai Lương Châu sang xin vua giúp binh lực. Vua hạ chiếu sai Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Võ Nhỉ làm Chiêu thảo sứ đi tiếp viện quân Tống. Tháng đó

Địch Thanh (tướng- ND) nhà Tống đánh bại Trí Cao ở Qui Nhơn7. Trí Cao chạy sang nước Đại Đản8. Tháng 3, đúc chuông đặt ở Long Trì, ra lệnh cho dân chúng, hễ ai có điều oan ức mà không thể

chuyển đạt lên cho hiểu, thì hãy đánh cái chuông ấy để bày tỏ.

Thạch Giám nhà Tống theo vào đạo Đặc Ma đánh lén mẹ của Trí Cao là A Nùng. A Nùng tuổi đã ngoài 60. (trước đó đã bắt được Trí Cao)9, người Đại Đản chém và gói đầu Trí Cao đem dâng vua Tống. Lại chém A Nùng ở nơi đô thị. Các lính Nùng bị diệt hết cả.

Năm Giáp Ngọ (năm 1054- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6, tháng 9, ngày Mậu Dần vua mệt. Đến mùa đông, tháng 10, ngày Tân Mão vua từ trần ở điện Trường Xuân, thọ 54 tuổi, ở ngôi 26 năm. Đổi niên hiệu 6 lần, thì có 3 lần dùng niên hiệu bốn chữ.

1 Ngòi nước dành riêng cho vua, dân không được đánh cá hay tắm giặt ởđấy. Vua hành động gọi là ngự, cái gì thuộc về riêng vua, như ngự giá, ngự bút v. v...

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)