Bản chữ Hán: Ở đây chép Tô Hiến Thành là chép đúng, còn đoạn trước chép Tô Linh Thành lành ầm.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 76 - 77)

Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Xây cất đài đèn, đặt tên là Quảng Chiếu Diên Mệnh.

Mùa thu mở khoa thi học sanh.

Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. Chiêm Thành sang cống.

Năm Bính Tuất (năm 1166- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 4:

Mùa xuân, tháng 3 nhà vua đi cung Cảnh Linh xem lễ Dục Đạo1. Lễ Dục Đạo bắt đầu từđó. Con rùa có sáu con ngươi, có chữ "ngọc", có văn (đường chỉ- ND) màu xanh biếc xuất hiện. Lại được dâng con rùa màu hồng, có sáu con ngươi, nơi cổ có văn màu đỏ, dưới bụng đều có năm màu, ở chót đuôi có cái cựa.

Có người dâng chim công trắng và đen.

Mùa đông, vị Đại liêu ban là Nguyễn Tư dâng con rùa có sáu con ngươi, nơi ngực rùa có bảy chữ: "Thiên tử vạn thế vạn vạn thế"2.

có người dâng con quạ trắng.

Năm Đinh Hợi (năm 1167- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 5: Sửa sang lại cửa Đại Hưng.

Công chúa Thiên Cực về với quan Lạng Châu mục là Hoài Trung Hầu. Năm Mậu Tý (năm 1168- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng năm thứ 6: Có người dâng hoa Ưu Đàm3.

Năm Kỷ Sửu (năm 1169- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 7: Năm Canh Dần (năm 1170-ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 8: Cuối mùa hạ (tháng 6) cung Nghinh Thiềm bị cháy.

Chiêm Thành sang cống.

Năm Tân Mão (năm 1171- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 9: Bãi bỏ cái lễ Dục Đạo.

Điện Vĩnh Quan không duyên cớ gì, tự nhiên rung chuyển.

Đầu mùa hạ vua xuống chiếu tu sửa miếu Văn Tuyên Vương, đền thờ thần Hậu Thổ. Xây gác Thái Bạch.

Mùa thu, tháng 7 động đất.

Năm Nhâm Thìn (năm 1172- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 10: Mùa đông xây cất đền thờ Trinh Linh Phu nhơn ở ngoài cầu Tây Dương.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)