Nguyên bản là Phù Lương, nhưng tên nôm Cầu Nổi thông dụng hơn.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 99 - 100)

Lúc bấy giờ, nhà vua ở trại Trà Đình nghe các đại quân đều thua to mới sợ mà sai đưa xa giá vào trong cung cấm đểđón Thái hậu lên thuyền muốn chạy sang Lạng Châu. Đương lúc qua Đại Thất ở

Thiên Đức (Bắc Ninh) , Đàm Dĩ Mông gào khóc thảm thiết, rồi lại ngăn lại thưa rằng: "Lạng Châu, đường xá xa xôi, đất đai nhiều chướng khí, không phải là chỗ yên thân. Nay bệ hạ lánh nạn mà đi đến cái xứấy

để lánh thì chẳng khác nào chạy trốn chỗ nóng bức mà đi vào trong lửa, như vậy có ích lợi gì! Xin bệ hạ

hãy tạm lưu lại đây, rồi sai bọn tôi đốc xuất người vùng Hồng lại cùng với kẻ kia giao chiến để làm cái kế

lo liệu cho về sau. Rủi như không lợi thì sau đó nhà vua hãy đi cũng chưa phải là muộn". Vua nghe theo.

Đàm Dĩ Mông triệu người vùng Hồng. Người vùng Hồng không đến. Vì vậy mà chạy về vùng Hồng. Nhà vua lấy làm lo lắm.

Ngày Kỷ Mão, nhà vua đi Lạng Châu, cho xa giá đến trọ nhà Nguyễn Thuận ở làng Nhuế Duệ1. Tạm nghĩ ngơi ở đó một đêm rồi lại đi đến nhà của Trịnh Nông ở làng Đa Cảm. Trịnh Nông dâng cơm, món ăn rất chu tất. Nhà vua lại đi và trú ngụ tại nhà của Đào Niên ởđộng Chu Ma.

Trần Tự Khánh ở Hạc Kiều (cầu Hạc) phân chia như sau: Sai tướng soái đi vỗ về các đạo để tập hợp nên các đội binh mới. Lại Linh giữ Nghĩa Trụ. Phan Lân giữ Siêu Loại. Trần THủ Độ giữ Lạng Ải. Nguyễn Nộn giữ Bắc Giang2. Lúc bấy giờ Trần Thủ Độ gặp binh của người Hồng là Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi và Đoàn Khả Như mới cùng nhau giao chiến. Người ở vùng Hồng thua chạy về Bắc.

Nhà vua nghe Nguyễn Nộn giữ Bắc Giang bèn sai An Thiết tướng là Thân Trường, Thân Cải v.v...

đem quân chống cự lại ở cánh đồng Nhuế Duệ. Nhưng tất cảđều bị Nguyễn Nộn giết chết. Nhà vua mới cùng với Thái hậu chạy đi ngụ tại nhà Quan nội hầu là Vương Thượng ở Châu Lạng. Vài ngày sau Trần Tự Khánh cắt tóc sai người dâng cho nhà vua và tâu rõ ý mình rằng là: "Tôi thấy bọn tiểu nhơn ở cạnh vua, chúng che lấp ngăn cản các bậc trung lương, dân tình thì uất ức không biết theo đâu mà chuyển đạt thấu lên trên. Cho nên nhân đó mà (tôi tụ họp) người trong nước khởi binh đánh bọn này, cắt bỏ gốc rể

của sự hiểm họa để làm yên lòng dân. Và, đến phận mệnh của vua tôi thì không dám một tí xúc phạm, lại há có cái ý quá ỷ vào việc chăm đánh dẹp đó hay sao! Chẳng ngờ là tôi đã khiến cho xa giá phải lẫn tránh chỗ khác. Tôi tự lượng biết thân tôi. Tội tôi thật đáng muôn chết. Xin bệ hạ hãy tạm nguôi cơn giận mà đưa xa giá trở về kinh sư".

Trần Tự Khánh lại sai Đàm Kinh Bang đốc xuất trăm quan chuẩn bị pháp giá3đểđón vua trở về

kinh. Nhà vua muốn theo về, quần thần đều mừng rỡ. Doãn Tín Dực nói với Thái hậu rằng: "Kẻ kia từ lâu

đã chứa sẵn cái lòng khác, nay muốn bày kế để bắt đấy thôi, chứ ai bảo đón rước đó? Xin bệ hạ hãy nghĩ lại ba lần đã". Bà Thái hậu cho là phải. Ngày hôm sau nhà vua sai cho xa giá đi vào để thưa với Thái hậu. Thái hậu đáp rằng: "Vua phải lấy nước nhà làm trọng không được trở về. Mẹ già này làm tướng

đánh giặc được hay sao mà về". Nhà vua biết Thái hậu không có cái ý trở về bèn cùng với Thái hậu đi Cổ

Lộng. Bạn Đàm Kinh Bang đều ra ngăn chận vua ở giữa đường, ghì đầu ngựa lại sụt sùi thưa rằng: "Kinh sư là nơi mà bốn phương xem xét trông đợi, giờ lại bỏ đó, không về! mà sắp muốn đi đâu". Đàm Kinh Bang lại thưa tiếp: "Tôi xét thấy cái lòng của Trần Tự Khánh thật trung thành chứ không có nhị tâm phản trắc. Bệ hạ còn nghi ngờ cái nổi gì". Nhà vua thất vọng xuống xe bảo quần thần rằng: "Nước nhà không may gặp buổi lắm việc như thế này. Nay Thái hậu đi xa, sang qua cái chỗ gian ác hiểm độc, Trẫm không dám rời xa Thái hậu sớm tối được. Xét cho kỹ thì hỏi ai là người nỡ giục xa giá đi".. Lúc bấy giờ những viên hộ vệ4 phần nhiều đã tản mát đi mất cả. Chỉ có quan Nội thị Phán thủ là bọn Trần Hân 30 người đều cùng với vua và Thái hậu lên thuyền đi về núi Tam Trĩ, ngụ ở nhà của Hoàng Ngũ, Ở đó một thời gian

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)