Nguyên là họ Lý: Lý Mông.

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 74 - 75)

3 Nguyên bản không chép rõ là lý Mông đem binh sang Chiêm Thành để làm gì và kết quả ra sao. Nay theo sách "Việt sử tiêu án" của sử gia Ngô Thời Sĩ thì thấy chép rằng: Ung Minh Ta Điệp sang cầu xin vua Lý Anh Tông cứu giúp. Vua Anh Tông sai Lý Mông của sử gia Ngô Thời Sĩ thì thấy chép rằng: Ung Minh Ta Điệp sang cầu xin vua Lý Anh Tông cứu giúp. Vua Anh Tông sai Lý Mông

đem quân giúp Ta Điệp về nước. Lúc bấy giờ vua Chiêm Thành là Chế Bì La Bút đem binh chống cự Ta Điệp và Lý Mông bị tử

trận. Vua Chiêm (Chế Bì La Bút) dâng Lý Anh Tông người em gái. Vua Anh Tông nhận rồi không hỏi gì đến việc ấy nữa.

Sự trạng này cho ta thấy, đã khởi binh bất chính, quân thua, tướng mất, nhục quốc thể lại đi nhận đứa con gái của đối phương rồi không hỏi tội thì người ta làm sao kính phục được. Cái đạo trị quốc là phải làm cho người vừa sợ vừa kính thì mới nên.

Xây dựng cung điện Ngự Thiên (tức hành cung ởđiện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình ngày nay- ND), gác Diên Phú (ở Hà Nội- ND) và Thương Hoa đình (ở Hà nội- ND).

Năm Ất Hợi (năm 1155)là năm Đại Định thứ 16:

Tống Cao Tông1 phong vua làm Nam Bình Vương. Ngay khi đó vua lại sai viên Ngoại lang là Nguyễn Quốc Dĩ mang lễ vật tặng biếu nhà Tống. Tống Cao Tông biếu vua cái đai áo và con ngựa đã đặt sẵn bộ yên.

Năm Bính Tý (năm 1156- ND) là năm Đại Định thứ 17: Mùa thu, Đỗ Anh Vũ dâng con chim công trắng.

Mùa đông, tháng 10 dựng hành cung Quốc Oai và miếu thờ Khổng Tử.

Mùa đông, tháng 11 dựng cái hiên đài từ cửa từ cửa Thiên Thu đến lầu khách. Tống Cao Tông gia phong cho vua làm Kiểm Hiệu Thái sư.

Năm Đinh Sửu (năm 1157- ND) là năm Đại Định thứ 18: Mùa hạ, ngày Ất Tỵ, tháng 6 mặt trời, mặt trăng cụng nhau2.

Vua hạ chiếu ra luật lệnh mới, có mấy điều là: Các quan Điện tiền Chỉ huy sứ và các quan chức hoảđầu không được làm việc ở nhà riêng, người nào trái lệnh sẻ bị phạt 80 trượng và bị đày làm Cảo Giáp3.

Những nhà quyền thế không được tự tiện thu dùng các hạng người (nam, nữ, già, trẻ- ND) trong dân chúng. Các bậc vương hầu trong lúc đêm tối không được qua lại trong thành. Kẻ gia nô của bậc vương hầu không được xăm hình rồng ở nơi ngực.

Mùa thu, nhà vua đi hành cung Thanh Hải.

Có con cá lớn ra bến Đông Độ hình nó như con trâu. (Bến ở sông Hồng gần thành Hà Nội- ND). Năm Mậu Dần (năm 1158) là năm Đại Định thứ 19:

Mùa hạ, tháng 5 quan viên Tả Ty là Nguyễn Quốc Dĩ đi sứ sang Tống. Lúc về Quốc Dĩ nói: "Tôi

đến nước Tống, thấy trong sân có cái hòm bằng đồng dùng để thu lấy những văn thư, sớ tấu các nơi. Tôi kính xin bệ hạ hãy làm theo cái cách ấy đểđược lòng dân". Nhà vua lấy làm phải mới cho đặt cái án

ở chỗ triều đình và hạ lệnh rằng: "Có ai muốn nói việc gì thì hãy viết thư bỏ tại đấy". Trong khoảng 10 ngày (tuần nhựt) thì văn thư, sớ tấu đã đầy cả án. Có một cái thư nặc danh ngầm bỏởđó, trong thư nói "Đỗ Anh Vũ sắp muốn khởi binh kéo vào cung làm loạn". Người được thư đem báo cho Anh Vũ biết. Anh Vũ nói: "Ông hãy vì tôi tâu bày cùng vua mà xét cho".

Ít lâu sau đó vẫn không bắt được người bỏ cái thư ấy, Đỗ Anh Vũ mới tâu bày gian dối với vua rằng: "Ấy, tất là người bày lập ra cái án làm đấy". Nhà vua cho là phải bèn sai bắt Nguyễn Quốc Dĩ và người em (trai) của y tên là Nghi giao xuống cho bọn quan lại trị về cái tội làm việc vu cáo. Rồi lưu đày Nguyễn Quốc Dĩ ở trại Qui Hóa4,nhưng chưa được bao lâu thì nhà vua muốn gọi về. Anh Vũ sai người

đem rượu độc đến cho Quốc Dĩ mà nói rằng: "Uống cái thuốc này thì có thể tiêu trừ được chướng khí". Nguyễn Quốc Dĩ biết không thể thoát, bèn uống thuốc độc ấy mà chết.

Mùa đông, tháng 10 xây chùa Chân Giáo (ở Hà Nội- ND).

Một phần của tài liệu Việt Nam Sử lược (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)