II Câc vitamin tan trong chất bĩo
2.2 Ergoscalcipherol, cholescalcipherol (vitamin D)
Hình 6.3 Câc vitamin D
Vitamin D (Hình 6.3) chủ yếu gặp ở thực phẩm động vật. Trong 100g thực phẩm tươi có (đơn vị quốc tế): sữa mẹ 2 - 4, sữa bò 4, trứng 50 - 200, lòng đỏ trứng 300, gan bò 100, gan lợn 90, gan câ thu 500 - 1500.
Ở câc thực phẩm thực vật rất ít gặp hoặc với lượng rất bĩ. Trong thực phẩm thực vật thường gặp provitamin D, chủ yếu dưới dạng ergosterol.
Nguồn vitamin D của câc động vật cao cấp lă thức ăn như trứng, câ, thịt câc con vật có lông mao hoặc câc cđy được chiếu nắng vă lượng vitamin D tạo thănh ở da hay trong da.
Hầu hết câc chất bĩo có trong thịt vă đặc biệt gan câ chứa nhiều vitamin D.
Tuy nhiín hăm lượng của nó dao động tùy theo loại câ vă nhiều yếu tố khâc. Phần lớn mỡ
câ chứa nhiều vitamin D3. Trong cơ thể người, provitamin D3 (7-dehydrocholesterol) có ở
da hoặc câc lớp trín của nó sẽ chuyển thănh vitamin D3 nhờ chiếu nắng mặt trời. Vitamin D tập trung nhiều nhất ở gan vă huyết tương. Cùng với tâc dụng chống còi xương, vitamin D còn lă yếu tố phât triển quan trọng.
Cơ chế hoạt động của vitamin D lă chuyển hoâ calci, phosphor trong cơ thể. Vitamin D tạo điều kiện sử dụng calci của thức ăn nhờ tạo thănh liín kết calci-phosphor cần thiết cho quâ trình cốt hoâ. Vitamin D còn giúp lăm tăng đồng hoâ vă hấp thu calci. Khi thiếu calci trong bữa ăn, vitamin D huy động calci từ tổ chức xương để duy trì hăm lượng nó trong mâu. Điển hình cho thiếu vitamin D lă bệnh còi xương thường gặp ở trẻ em từ 2 - 4 thâng cho tới 1,5 - 2 năm. Những rối loạn điển hình: dễ bị kích thích, suy yếu chung, ra mồ hôi vă nhất lă mọc răng chậm, dễ bị co giật vă viím phế quản.
Nhu cầu của vitamin D cho trẻ lă 300 - 400 UI, người trưởng thănh 50 - 100 UI, phụ nữ
có thai vă cho con bú 500 UI.