c. B Licheniformis α-amylase
4.4. Sử dụng isoamylase và pullulanase để khử nhánh
4.4.1. Giới thiệu
Sự có mặt của các liên kết α(1,6) trong các mạch nhánh của tinh bột gây nên nhiều khó khăn trong việc sản xuất dung dịch glucose và maltose nồng độ cao. Glucoamylase có thể cắt nối α(1,6) nhưng khá chậm và có thể tái tạo lại chúng cùng với các nối α(1,3). Có hai enzyme dùng trong sản xuất đường maltose nồng độ cao là α-amylase và β-amylase từ nấm mốc. Hai enzyme này không tác dụng lên α(1,6). Kết quả là không đạt hiệu suất tạo glucose tối đa. Các phản ứng nghịch được xúc tác bởi glucoamylase luôn xảy ra tại các mạch nhánh bắt đầu từ nối α(1,6) của amylopectin và các dextrin mạch ngắn. Các amylopectin và dextrin mạch ngắn này còn lại sau khi α-amylase và β-amylase từ nấm mốc thủy phân các nối α(1,4).
Có thể giải quyết các vấn đề này bằng sự thủy phân nối α(1,6). Cùng với glucoamylase, nồng độ cao nhất của glucose có thể đạt tới trước khi phản ứng nghịch đảo (tất yếu) xảy ra và sản phẩm của phản ứng này trở nên nhiều hơn. Về mặt lý thuyết, α-amylase và β-amylase nấm mốc chuyển hóa thành maltose hoàn toàn .
Với glucoamylase thì hai enzyme thủy phân là pullulanase và isoamylase sẽ đóng vài trò chính trong việc này. Với 1 trong 2 enzym sản xuất maltose, glucoamylase có thể được thêm vào để sản xuất dịch đường DE 62. với yêu cầu nồng độ maltose cao hơn thì pullulanase hay isoamylase có thể được thêm vào để chuyển maltose thành glucose khi nó cắt nối α(1,6).
Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu tính chất của 2 enzyme thủy phân khử nhánh cũng như việc sử dụng chúng để gia tăng hiệu suất tạo glucose khi kết hợp với glucoamylase.