b. Đối với ch−ơng trình phát triển nguồn n−ớc cấp quốc gia
2.5.1.2. Các văn bản d−ới luật
Để thực hiện Luật Tài nguyên n−ớc, Chính phủ cần ban hành các văn bản nhằm cụ thể hoá những điều đ−ợc ghi trong luật. Những văn bản d−ới luật bao gồm các Nghị định, các Quy định về hoạt động quản lý nguồn n−ớc, các Pháp lệnh của Nhà n−ớc liên quan đến bảo vệ nguồn n−ớc. Việt Nam đã ban hành một số Pháp lệnh bao gồm: Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi sửa đổi; Pháp lệnh đê điều; Pháp lệnh phòng chống lụt bão v.v...
2.5.2. Khung thể chế quản lý tài nguyên n−ớc
Để quản lý n−ớc một cách có hiệu quả cần thiết phải hình thành hệ thống thể chế quản lý tài nguyên n−ớc. Mỗi quốc gia có thể xây dựng khung thể chế cho phù hợp với tình hình của từng n−ớc. Tuy nhiên, khung thể chế th−ờng là những quy định về mặt tổ chức trong quản lý nguồn n−ớc và vấn đề xã hội hoá trong quy hoạch và quản lý nguồn n−ớc. Các quy định về mặt tổ chức bao gồm ph−ơng thức quản lý và tổ chức hành chính tham gia vào quá trình quản lý n−ớc. Hiện nay có hai ph−ơng thức quản lý n−ớc: quản lý n−ớc theo địa phận hành chính và ph−ơng thức quản lý n−ớc theo l−u vực sông. Quản lý n−ớc theo l−u vực sông là một ph−ơng thức tiến bộ và hiệu quả nhất. Bởi vì l−u vực sông là một hệ thống nhất bao gồm không gian khép kín từ nguồn tới cửa sông, trên đó diễn ra tất cả các hoạt động từ tạo nguồn đến khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên n−ớc của l−u vực. Khác với quản lý tài nguyên n−ớc theo địa bàn hành chính, quản lý tài nguyên n−ớc theo l−u vực sông là điều kiện cần thiết để khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên n−ớc l−u vực sông. Để thực hiện mô hình này cần thành lập tổ chức quản lý l−u vực sông, Uỷ ban sông Mê Kông là một ví dụ điển hình của loại tổ chức này.
Mô hình quản lý tài nguyên n−ớc theo l−u vực sông là một b−ớc tiến mới, có nhiều −u điểm hiện đang đ−ợc áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới để thực hiện mục tiêu của phát triển bền vững.