Hệ thống hỗ trợ ra quyết định

Một phần của tài liệu Quy hoạch và quản lý nguồn nước (Trang 182 - 184)

- Chương trình thỏa mãn yêu cầu về nước của công trình thứ i vào nă mt không

hệ thống hỗ trợ ra quyết định

6.1. Khái niệm về hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)

Trong quá trình lập các quy hoạch nguồn nước cho một vùng, một lưu vực sông người ra quyết định cần nhận dạng hệ thống nguồn nước, đánh giá động thái của hệ thống và có đủ các thông tin cần thiết để ra quyết định đúng. Thực chất quy hoạch nguồn nước là tìm kiếm phương án hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu về nước. Để có một quyết định hợp lý, người ra quyết định cần xử lý một khối lượng lớn các thông tin về hệ thống, đó là một công việc khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian đối với người ra quyết định. Để ra quyết định, người ra quyết định cần phân tích các thông tin về hệ thống trên cơ sở các số liệu thu thập được, thiết bị xử lý thông tin, mô hình để phân

tích động thái hệ thống và công cụ trợ giúp ra quyết định. Theo Larry W. Mays:

Water Resource Handbook, McGraw-Hill, 1996, ISBN 0 07 04 1150 6, quá trình phân tích ra quyết định có thể mô tả theo sơ đồ trên hình (6-1).

Hình 6-1: Sơ đồ quá trình phân tích ra quyết định

Larry W. Mays:Water Resource Handbook, McGraw-Hill, 1996, ISBN 0 07 04 1150 6

Mô hình quyết định Người ra

Phân tích

Thiết bị xử lý thông tin

Công cụ

Trước đây, việc phân tích hệ thống người ra quyết định thường chỉ dựa vào những số liệu hạn chế và sơ cứng, công cụ ra quyết định và thiết bị xử lý thông tin bị hạn chế và không có sự liên kết giữa các nội dung được mô tả trên hình 6-1, ta gọi đó là phương pháp truyền thống. Với những hệ thống phức tạp và tồn tại nhiều yếu tố bất định như hệ thống nguồn nước thì phương pháp truyền thống rất hạn chế đến chất lượng của việc ra quyết định. Trong những năm gần đây, với mục đích nâng cao chất lượng của quá trình ra quyết định người ta đã phát triển một phương pháp mới được gọi là hệ thống trợ giúp ra quyết định. Sự phát triển hướng nghiên cứu trên đây dựa trên cơ sở những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học, công cụ và phương pháp tính toán hiện đại.

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System - DSS) cung cấp phương

tiện cho các nhà ra quyết định có thể tác động trực tiếp đến cơ sở dữ liệu và mô hình phân tích hệ thống.

Hình 6-2: Sơ đồ mô tả chu trình định hướng mô hình DSS

Lucks, D.P and J.R Costa (eds.) (1990): Decission Support Systems: Water Resourses Planning. Proc. ofARD. Vidago (Porlugal), Springer-Verlag (ISBN-0.38753097.5).

Phát triển DSS

Các chương trình

Kiểm tra & sử dụng DSS

Thay đổi và điều chỉnh

Sự phân tích

Người phân tích

Quan điểm của người sử dụng về hệ thống và các vấn đề hệ thống

Người sử dụng

Các chương trình của Mô hình về hệ thống và các vấn đề của hệ thống

Mô hình của người sử dụng về hệ thống

Bắt đầu

Thiết lập DSS Quan điểm của người phân tích về hệ thống và các vấn đề của hệ thống

Lucks D.P đã đưa ra định nghĩa như sau:

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định - DSS là một hệ thống gồm các chương trình cơ sở

dữ liệu, các mô hình xấp xỉ toán học tối ưu hoặc mô hình mô phỏng cùng với các thuật

toán tương ứng được thiết lập liên quan đến một vấn đề cụ thể, một địa điểm hoặc một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng cụ thể nhằm trợ giúp cho việc tham khảo, quy hoạch, quản lý, vận hành, thiết

kế cũng như việc ra quyết định xử lý các tranh chấp của các yêu cầu sử dụng tài

nguyên nước Lucks, D.P and J.R Costa (eds.) (1990): Decission Support Systems:

Water Resourses Planning. Proc. of ARD. Vidago (Porlugal), Springer-Verlag (ISBN

0.38753097.5).

Hệ thống hỗ trợ trong một tài liệu khác được định nghĩa như sau:

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định - DSS là một hệ thống thông tin tổng hợp bao gồm

các phần cứng (hardware), mạng lưới thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ sở mô hình, các phần

mềm (software) và những người sử dụng DSS nhằm thu thập tổng hợp thông tin phục

vụ cho việc ra quyết định (các nhà ra quyết định).

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS kết hợp việc sử dụng các mô hình và các kỹ

thuật phân tích với việc đánh giá truyền thống. Việc thiết lập DSS nhằm mục đích dễ

dàng sử dụng trong một hoàn cảnh có sự tác động qua lại và có thể thích nghi với sự

thay đổi của môi trường cũng như sự tiếp cận các quyết định của người sử dụng. Ngoài

ra, để nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, DSS cũng có thể tăng cường hiệu quả về mặt

quản lý bằng việc sử dụng phân tích có điều kiện.

Trên sơ đồ hình 6-3 chỉ rõ sự khác biệt của phương pháp truyền thống và DSS.

Phương pháp truyền thống DSS (Decision Support System)

Một phần của tài liệu Quy hoạch và quản lý nguồn nước (Trang 182 - 184)