Các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 28 - 32)

nhà chung cư cũ

1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh: Phía Bắc giáp Thái Nguyên

Phía Đông giáp Bắc Ninh, Hưng Yên Phía Tây giáp Vĩnh Phúc

Phía Nam giáp Hà Tây

Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ô tô, sắt, thuỷ và hàng không

Tính đến năm 2004, Hà Nội có 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên) với 125 phường, có diện tích 84,3 km² (chiếm 9% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67 km² (chiếm 91% diện tích) với 99 xã và 5 thị trấn.

Nghị quyết 15/NQ - TW ngày 15/12/2000 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010” và Pháp lệnh Thủ đô đã

xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và là thủ đô của cả nước, Hà Nội có khả năng to lớn để thu hút các nguồn lực của cả nước, của bên ngoài cho sự phát triển của mình. Đồng thời, sự phát triển của Hà Nội có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả vùng, cũng như cả nước; sự phát triển của thủ đô Hà Nội là niềm tự hào của người dân Hà Nội, đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước, của dân tộc.

1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình chủ yếu của Hà Nội là địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao, ngoài ra còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và ở phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có địa thế cao so với các vùng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm.

Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa, có thể phân bố thành phố Hà Nội thành 2 vùng: vùng phù sa cũ (đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1. Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, khả năng chịu nén tốt). Vùng phù sa mới (nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Đất ở đây chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, nền đất yếu hơn vùng trên)

Đặc điểm địa hình này làm cho các công trình ở Hà Nội rất dễ bị sụt lún do nền đất yếu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng

1.1.3. Khí hậu

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình 1.660 mm/năm. Chính loại khí hậu này đã làm cho các công trình nhà ở ở Hà Nội càng dễ bị hư hỏng.

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị xã hội lớn nhất của cả nước, nền kinh tế phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp.

Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn với quá trình tăng quy mô, chất lượng về nhà ở, chính vì vậy mà những nhà chung cư được xây dựng trước đây đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế hiện nay: Nó vừa không đáp ứng nhu cầu về diện tích, lỗi thời về kiến trúc, các dịch vụ cần thiết lại không được đáp ứng nhu cầu.

Năm 1997 giá trị tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 20306,27 tỷ đồng chiếm 6,87% so với cả nước, GDP bình quân đầu người tăng 100 USD năm 1993, tăng lên 536 USD năm 1996, trên 600 USD năm 1999 và trên 700 USD năm 2001. Dự báo đến năm 2010 GDP bình quân đầu người 2.300 USD, tốc độ tăng GDP bình quân năm 10,5 – 11,5%

Dân số Hà Nội năm 2002 là 2763,4 nghìn người, mật độ dân số lên tới 2.883 người/km2, mật độ nội thành là 14.387 người/km2, ngoại thành là 1.758 người/km2. Mật độ gấp 12 lần so với trung bình cả nước và gần gấp đôi dân số vùng Đồng bằng sông hồng và Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao nhất trong cả nước. Dự báo đến năm 2010 dân số trung bình của Hà Nội là 3,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân năm 1,05 – 1,1%. Tính đến năm 2001 dân số thành thị là 61,1% tổng dân số Hà Nội, ở nông thôn chiếm 38,9%. Do sức hút mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đã tạo ra dòng di cư đến

Hà Nội để tìm việc ngày càng lớn làm cho tỷ lệ gia tăng cơ học khá cao 11,2% (năm 1995), 14,8% (năm 1997), 17,1% (năm 2001). Đó chính là sức ép lớn cho nhu cầu về nhà ở của Thủ đô trong những năm gần đây và trong những năm tiếp theo đòi hỏi Hà Nội phải xây dựng cải tạo lại nhà ở để đáp ứng nhu cầu này.

Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 – 2010, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm của thành phố như sau:

Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006-2010

STT Chỉ tiêu KH 2006 - 2010 1. Dân số trung bình năm 2010 3,5 triệu người 2. Tốc độ tăng GDP bình quân/năm 10,5 – 11,5% 3. GDP bình quân đầu người 2.300 USD 4. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân/năm 10,5 – 11,5% 5. Tốc độ tăng giá trị thêm dịch vụ bình quân/năm 11 – 12% 6. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm nông, lâm, ngư nghiệp bình

quân/năm 1 – 2%

7. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân/năm. Trong đó: xuất khẩu địa phương

16 – 18% 17 – 18% 8. Cơ cấu kinh tế theo GDP

- Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp 58% 40,2% 1,8% 9. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân/năm 1,05 – 1,1% 10. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị <5,5% 11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60 – 65% 12. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 <4,5% 13. Tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học và tương đương đến năm

2010 >90%

14. Nhà ở đô thị bình quân đầu người 8 – 8,5% 15. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng 35 – 40% 16. Cấp nước sạch đô thị/người/ngày đêm 170 lít 17. Diện tích cây xanh bình quân đầu người 7 – 8m2

(Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 28 - 32)