Vấn đề cảnh quan môi trường trong các khu chung cư cũ trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 46 - 56)

2. Thực trạng chung cư cũ và tình hình cải tạo nhà chung cư cũ trên

2.2.4. Vấn đề cảnh quan môi trường trong các khu chung cư cũ trên địa bàn thành

bàn thành phố Hà Nội

Giải quyết vấn đề nhà ở không chỉ bó gọn trong phạm vi căn hộ, không chỉ quan tâm đến tiện nghi trong căn nhà và tiện ích ở, mà còn phải quan tâm đến môi trường ở nói chung. Kinh nghiệm nhiều năm chỉ ra rằng bản chất môi trường ở tạo cảm giác thoải mái và tiện ghi hơn nhiều chính bản thân ngôi nhà. Chính môi trường ở là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ở. Vì thế nhiệm vụ chính của kiến trúc cảnh quan là tổ chức không gian trống ngoài căn hộ. Tuy nhiên tại các KCCC của Hà Nội điều này chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Dù chỉ chiếm 20% quỹ nhà ở đô thị, nhưng các KCCC được xây dựng theo mô hình tiểu khu của các nước XHCN trước đây đã giải quyết một phần nhà trong quá trình đô thị hoá, tạo ra lối sống đô thị mới trong một bộ phận

dân cư và mô hình mới mang tính cộng đồng và xã hội cao hơn so với nhà ở theo kiểu hàng phố trước đây.

Được xây dựng từ thời bao cấp, các khu ở đã bị xuống cấp và biến dạng theo thời gian. Trước những đòi hỏi ngày càng cao của điều kiện kinh tế xã hội, cần phải hiện đại hoá, nâng cao chất lượng ngôi nhà cũng như không gian cảnh quan.

1. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:

Nhìn chung các khu ở có một lối bố cục nghèo nàn. Các khối nhà chung cư 5 tầng xếp song song thành hai dãy như khu Nguyễn Công Trứ. Các khối nhà xếp song song thành nhiều dãy như Kim Liên, Trung Tự.

Các khu xây sau như Thành Công, Giảng Võ tuy các khối nhà vẫn xếp song song nhưng đã chia thành các cụm kết hợp với nhà trẻ làm cho không gian trong nhóm nhà phong phú hơn. Khu Thanh Xuân Bắc có bố cục phong phú nhất.

- Không gian bán công cộng (không gian kế cận ngôi nhà):

Tất cả các trục đường chính giữa các nhóm nhà ở và không gian bán công cộng đều đã trở thành cửa hàng, dịch vụ. Chúng tạo cho khu ở một không khí sầm uất, làm thay đổi hoàn toàn công năng của các trục đường này. Tại những vị trí bên trong khu ở không gian bán công cộng cũng bị lấn chiếm, cơi nới để tăng diện tích ở, hoặc để làm các dịch vụ, bán hàng nhỏ, để xe.

Không gian xanh với chức năng nghỉ ngơi, giao tiếp, sự tham gia của dân cư vào hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Một số nơi, không gian này được sử dụng làm sân chơi cho trẻ em, sân nhảy dây, đá cầu, đá bóng, chỗ ngồi nghỉ của người già, chỗ phơi phong, nhưng chúng không được quy hoạch vì thế tạo cảm giác lộn xộn và bừa bãi. Đại bộ phận còn lại bị bỏ hoang, là nơi

Trong thực tế không gian công cộng nghèo nàn về chức năng và tổ chức kiến trúc cảnh quan. Các sân bãi, vườn hoa bị lấn chiếm khá nhiều và cần phải được khôi phục lại. Hiện rất ít khu còn vườn hoa và sân bãi: Khu Kim Liên chỉ còn sân bóng đá.

Vườn hoa là chỗ chơi cho trẻ em của khu Trung Tự không được chăm sóc. Chỉ có vườn hoa của khu Thanh Xuân là được thiết kế và chăm sóc tốt.

Một số khu ở có hồ nước lớn là trung tâm nghỉ ngơi của người dân, tạo nên vẻ đẹp về cảnh quan của các khu ở. Một vài hồ nước đã được xây kè và có tuyến đường dạo xung quanh hồ, liên kết với hệ thống đường đi của khu ở. Xung quanh hồ có các thảm cỏ, cây trồng, ghế đá… tạo nên những không gian mở có giá trị về mặt sử dụng để tập thể dục buổi sáng hay đi dạo vào buổi tối… của dân cư, góp phần cải tạo môi trường sống, như khu Thành Công, Giảng Võ. Bên cạnh đó một số hồ như ở khu Kim Liên chưa có đường dạo ven hồ cũng như chưa nối với hệ thống đường chung của khu ở, gây nên sự cách biệt và đóng kín của hồ nước, trở thành ao tù rất ô nhiễm.

Do nhu cầu cuộc sống, mỗi khu ở đều xuất hiện một chợ cóc. Những chợ này không được quy hoạch và quản lý chặt chẽ đã ảnh hưởng rất nhiều đến điều kiện vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

Hình khối và mặt đứng kiến trúc: Ngôi nhà ở đều là những khối chữ nhật đơn giản, có chiều cao đồng đều 4-5 tầng. Tổ hợp mặt đứng nghèo nàn, đặc biệt những ngôi nhà xây dựng kiểu lắp ghép tấm lớn đã thể hiện một ngôn ngữ đơn điệu. Hơn thế nữa, trong quá trình sử dụng việc lấn chiếm tầng một, xây thêm những hình khối, đặc biệt là “chuồng cọp” xấu xí đã làm mất hoàn toàn mỹ quan của mặt đứng các ngôi nhà.

Phần lớn nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng về kết cấu và hình thức kiến trúc.

- Cây xanh: Trong khu ở hiện trạng cây xanh quá nghèo nàn về thể loại và hình thức tổ hợp. Cây xanh được trồng một cách tự phát, không có ý đồ tổng thể, phần lớn không có người quản lý. Tuy nhiên vẫn tạo được mầu xanh và sự râm mát cho khu ở.

- Chiếu sáng: Trong các khu chung cư hình thức đèn lẫn những tiện ghi chiếu sáng còn quá đơn giản. Hệ thống đèn chủ yếu là đèn đường đã cũ với ánh sáng vốn yếu ớt lại bị cây xanh che lấp. Đường dây điện chằng chịt, cột điện cũ kỹ, ảnh hưởng đến mỹ quan khu ở.

- Màu sắc trong các khu chung cư: Màu sắc chủ đạo đơn điệu và ảm đạm cả ban ngày lẫn ban đêm. Các bức tường vôi đã bạc màu theo thời gian, các hoa sắt rỉ, hoen ố... dù có thêm các chậu hoa nhỏ cũng cải thiện ít màu sắc và vẻ đẹp của ngôi nhà.

2. Cải tạo kiến trúc cảnh quan:

Cải tạo và nâng cấp KTCQ các khu ở cũ là cần thiết và phải được làm đồng bộ, trước tiên là đối với những không gian trống đã bị lấn chiếm. Trong điều kiện kinh tế hiện nay khó có thể dỡ bỏ những công trình đã được cơi nới, trả lại hoàn toàn dáng vẻ ban đầu của công trình. Tuỳ từng vị trí và khả năng khai thác kinh doanh của các hộ bên các trục đường phố, có những giải pháp khác nhau. Tại những đường phố chính, giải pháp chỉnh trang thống nhất phần xây nhô thêm ở tầng 1. Ở một số đường phố khác có thể xây thêm công trình mới 1 hoặc 2 tầng nối đầu hồi của các ngôi nhà, tạo không gian đường phố với các cửa hàng có hình khối tương phản, sinh động...

Cải tạo KTCQ các khu ở này còn là việc tạo lập các không gian bán công cộng và cải tạo các không gian công cộng.

cúng và sắc thái riêng cho không gian của từng khu ở. Vị trí của không gian này được bố trí tuỳ vào tổ hợp của các ngôi nhà. Có thể tổ chức theo hai dạng chính: Bố cục mặt sau của ngôi nhà và bố cục theo kiểu sân trong. Cách bố cục này có thể tạo được sự ấm cúng, yên tĩnh và tính riêng tư do được tách khỏi không gian công cộng và đường giao thông chính.

Về lý thuyết, quy mô của không gian bán công cộng được xác định để phục vụ từ 30-50 căn hộ. Song trên thực tế có thể tổ chức chúng với những quy mô khác nhau. Bở vì trong loại nhà ở 5 tầng, mỗi tầng có tối đa 20 căn hộ, trong nhà ở kiểu hành lang 5 tầng, thường có khoảng 40 căn hộ. Nằm giữa 2 nhà ở xếp song song, không gian bán công cộng có thể phục vụ khoảng 120 căn hộ. Ở khu Thanh Xuân quy mô không gian bán công cộng có thể lớn hơn.

Tuỳ từng điều kiện cụ thể, việc phân vùng chức năng và bố cục không gian bán công cộng sẽ khác nhau. Với quy mô nhỏ việc phân vùng không đặt ra, mà có thể tổ chức một không gian đa năng. Ở quy mô trung bình có thể kết hợp một số chức năng trong không gian. Ở quy mô lớn, không gian bán công cộng được phân thành những vùng khác nhau, có ranh giới bằng cây bóng mát, cây bụi, hàng rào nhẹ... Các vùng đó là:

- Vùng sinh hoạt nghỉ ngơi của người già có trang bị ghế ngồi kết hợp với cây bóng mát, cây bụi, cây leo, cây giàn, thảm cỏ.

- Vùng sinh hoạt cho trẻ em, trong đó cần tách chỗ chơi của các lứa tuổi khác nhau. Trẻ em nhỏ tuổi thường chơi trên cỏ, cát, sân lát được bố trí gần các căn hộ để bố mẹ có thể kiểm soát được con cái.

- Vùng sinh hoạt cho thanh niên (12-16 tuổi): vừa là chỗ chơi, vừa là chỗ gặp gỡ cần che chắn để tạo cảm giác riêng tư.

- Không gian trống cho sinh hoạt cộng đồng: Đây là không gian đa năng dùng để hội họp, liên hoan hiếu, hỷ và các hoạt động giải trí khác...

Đối với không gian công cộng thì việc cải tạo sân bãi, vườn hoa, các khu vực bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang, cải tạo các tuyến giao thông đi bộ, tổ chức đường dạo ven hồ và khai thông với đường giao thông khu vực là việc làm hết sức cần thiết.

Về cải tạo hình khối và mặt đứng kiến trúc: Cải tạo các căn hộ chẳng những góp phần nâng cao tiện ghi ở mà còn thay đổi bộ mặt kiến trúc của công trình, tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan mới cho đô thị. Biện pháp thực hiện là xây thêm các không gian sử dụng chính và phụ ở một hoặc cả hai mặt nhà để tạo mặt đứng kiến trúc mới kết hợp hài hoà với phong cách kiến trúc cũ.

Biện pháp trước mắt cần giải quyết là tháo bỏ chuồng cọp, những khối công trình cơi nới. Bên cạnh đó cần chú ý đảm bảo tính cá thể và nét riêng của ngôi nhà, căn hộ thông qua việc nhấn mạnh các bộ phận kiến trúc như ban công, lô gia, nhất là cửa vào bởi đây là những thành phần kiến trúc tạo nên sự phong phú đa dạng và nét riêng của từng ngôi nhà, từng loại căn hộ.

Sử dụng màu sắc để giảm bớt sự nghèo nàn, đơn điệu của mặt đứng cũ. Ưu tiên sử dụng những gam màu nhạt, lạnh phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm.

Cải tạo hệ thống cây xanh là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổ chức KTCQ. Việc trồng cây phải được chú trọng nhiều hơn về thẩm mỹ: từ việc chọn cây, phối kết cây, bố cục cây cho phù hợp đến việc tạo nhiều sắc thái khác nhau theo mùa, theo quy luật rụng lá bên cạnh việc đảm bảo đa dạng của vườn cây như sự đa dạng vốn có của tự nhiên theo góc độ sinh thái. Mỗi đường phố chỉ nên trồng một loại cây cùng độ lớn và cách đều nhau. Đây là kinh nghiệm từ việc trồng cây của Pháp trong khu phố cũ, tạo sự ngăn nắp, cảm giác yên tĩnh, hiện đại và hiệu quả thẩm mỹ.

Cuối cùng là việc cải tạo bổ sung các chi tiết kiến trúc nhỏ được nghiên cứu kỹ. Đó là tranh, tượng, bể nước, ghế ngồi, hệ thống đèn đường, biển báo, thùng rác...

Trong việc thiết kế, cải tạo, sử dụng và quản lý khu ở nói chung cũng như KTCQ khu ở nói riêng, vai trò của người dân là vô cùng quan trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tổ chức không gian bán công cộng, nơi phát huy ý thức và trách nhiệm của mỗi người trong việc làm đẹp hơn nơi ở của mình. Kinh nghiệm cho thấy: tổ chức và quản lý tốt không gian bán công cộng với sự tham gia của cộng đồng là hướng tốt nhất, vừa thoả mãn nhu cầu của người ở, vừa tạo được sắc thái riêng cho khu ở. Về nguyên tắc tổ chức kiến trúc cảnh quan của các khu chung cư phải tạo nên sự phong phú, đa dạng cùng với nét đặc trưng của từng khu để tạo cảm giác gần gũi của một không gian sống. Người dân càng tham gia vào tổ chức các không gian sống của họ bao nhiêu thì sắc thái riêng của khu ở càng phong phú bấy nhiêu. Bên cạnh đó còn kể tới hiệu quả về mặt kinh tế, giảm bớt đầu tư của nhà nước về xây dựng và quản lý sử dụng.

Phát huy tiềm năng và khả năng tham gia của người dân là bộ phận trong chính sách nhà ở của nhiều nước đang phát triển, việc tham gia của người dân làm đẹp khu ở của mình có nhiều thành công và kinh nghiệm quý giá. CHDC Đức trước đây có “Phong trào cùng làm” hoặc “Phong trào làm đẹp thành phố và nơi ở của chúng ta”. Trên thực tế tiềm năng lao động của người dân trở thành sản phẩm vật chất của xã hội, nên được sự ủng hộ của người dân.

Hiện nay ở nước ta, giải quyết các vấn đề ở khu ở, mới tập trung vào những vấn đề liên quan đến căn hộ. Môi trường ở bao gồm nhà ở và các công trình công cộng, kiến trúc cảnh quan... là vấn đề quan trọng lại chưa quan tâm đúng mức. Các khu ở cần được cải tạo, hiện đại hoá cả không gian trong và ngoài căn hộ. Cải tạo để giữ gìn cấu trúc khu chung cư, để góp phần tạo ra sắc

thái riêng cho từng khu ở của Hà Nội, nhằm ghi nhận và đánh dấu sản phẩm kiến trúc một thời. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu nghiêm túc để cải tạo ngôi nhà ở hiện có cùng những không gian bên ngoài của nó, đó là KTCQ.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu ở của người dân ngày một tăng cao, KTCQ trong khu ở đứng trước những yêu cầu phát triển mới, trở thành một tiêu chí đánh giá chất lượng đô thị trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong việc tổ chức các khu chung cư mới, tổ chức không gian ở ngoài nhà phải được coi trọng từ khâu thiết kế, đến xây dựng và quản lý bởi vì chính không gian KTCQ góp phần tạo nên chất lượng sống của các khu ở đô thị.

B. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP CẢI TẠO KHU CHUNG CƯ CŨ

* Theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở đã tập trung chỉ đạo Ban quản lý dự án, các công ty Kinh doanh nhà thực hiện các thủ tục theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng để triển khai xoá bỏ các công trình nhà nguy hiểm lún, nứt do ngành quản lý ký hợp đồng với tổng số 17/25 công trình (7/11 nhà cao tầng và 10/14 nhà thấp tầng) trong danh sách do đoàn kiểm tra liên ngành xác nhận để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

* Chống lún nhà cao tầng:

Sử dụng vốn ngân sách đầu tư cải tạo ép cọc, gia cố nền móng chống lún 12 công trình nhà 5 tầng nguy hiểm: A8 Nghĩa Đô, E3,E4,E7,K7,B7,E6 Thành Công, B6 Giảng Võ, B2 Văn Chương, A2 Ngọc Khánh, E6,E7 Quỳnh Mai với kinh phí 14,4 tỷ.

* Xây ốp nhà chung cư:

Sử dụng vốn của nhà nước hỗ trợ và vốn của nhân dân đóng góp xây ốp tăng diện tích và cải thiện điều kiện ở tại một số khu nhà. Đã xây ốp 16 nhà E

* Phá dỡ xây dựng lại nhà nguy hiểm cao tầng:

Đã phá dỡ xây dựng lại 5 nhà nguy hiểm: Công trình nhà A3 Giảng Võ 4 tầng với 61 căn hộ hư hỏng nguy hiểm để xây dựng mới thành nhà ở 6 tầng,

103 hộ, Nhà B7 Thành Công 5 tầng, 70 căn hộ, 4.200 m2 sàn xây dựng mới thành nhà 6 tầng, 94 căn hộ với 5.729 m2 sàn; Đã bàn giao các nhà B7,B10 Kim Liên 4 tầng gồm 284 căn hộ với 24.322 m2 sàn (Trong kế hoạch phá dỡ toàn bộ khu B Kim Liên gồm 14 nhà 4 tầng kết cấu bê tông xỉ để quy hoạch toàn khu xây dựng lại thành nhà cao tầng), A6 Giảng Võ 5 tầng với 80 căn hộ, 4.082 m2 sàn bằng nguồn vốn ngân sách và vốn của doanh nghiệp.

Nhà A Ngọc Khánh đã giao Công ty tu tạo và phát triển nhà ở làm chủ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w