Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.DOC (Trang 47)

II. Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế:

* Về doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh phát sinh của chi nhánh trong các năm có biến động tuy nhiên thì biến động này chưa thực sự đều qua các năm. Điều đáng chú ý ở đây là trong các năm thì doanh số các loại bảo lãnh có sự thay đổi tăng giảm không theo quy luật.

* Về các nghiệp vụ bảo lãnh

Hiện nay các nghiệp vụ bảo lãnh cuả chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú. Nhiều loại bảo lãnh chưa bao giờ được thực hiện ở CN như nghiệp vụ bảo lãnh bao tiêu hàng hóa, Nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu và thường xuyên là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mở L/C.

* Về cơ cấu bảo lãnh của CN:

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ truyền thống, lâu năm. Mặc dù trong thời điểm hiện nay đã mở rộng thêm ra các thành phần kinh tế khác tuy nhiên đối tượng khách hàng của CN còn tương đối hạn chế. Cơ cấu bảo lãnh theo tỷ lệ ký quỹ đa phần vẫn là các khoản bảo lãnh ký quỹ 0% và ký quỹ 5%,theo tôi điều này là chưa thực sự hợp lý

* Về thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh:

Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh chưa thực sự đạt được như kì vọng, doanh thu từ bảo lãnh chiếm một tỷ trọng chưa nhiều trong tổng doanh thu của CN. Dịch vụ bảo lãnh chưa thực sự được CN coi trọng và phát triển như là một nghiệp vụ chủ chốt. So với các dịch vụ tín dụng khác, tỷ trọng của dịch vụ bảo lãnh

chưa thực sự cao như mong muốn, các khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo lãnh thường là các khách hàng có quan hệ tín dụng từ trước với CN.

* Về mức độ an toàn của chi nhánh khi thực hiện bảo lãnh:

Mặc dù cho đến nay CN chưa từng phải thanh toán bảo lãnh hộ khách hàng nhưng hoạt động bảo lãnh của CN vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro , khi rủi ro xảy ra tổn thất sẽ lớn.

2.3.2.2. Nguyên nhân* Nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân chủ quan

- Sự phân loại khách hàng của chi nhánh chưa thực sự hợp lý:

Khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo lãnh ở CN chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh lâu năm, có quan hệ truyền thống với CN, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông và xây dựng cơ bản. Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức vào việc đa dạng hóa khách hàng chính vì lí do này nên chất lượng bảo lãnh của CN phụ thuộc rất lớn vào rủi ro kinh doanh của khách hàng. Nếu có một sự cố xảy ra trong lĩnh vực giao thông khiến cho các doanh nghiệp trong ngành này gặp khó khăn dẫn tới đình chỉ hoạt động thì CN chắc chắn sẽ phải chịu tổn thất lớn.

- Trình độ cán bộ trong chi nhánh chưa thực sự đồng đều,kinh nghiệm hoạt động trong nghiệp vụ bảo lãnh là chưa cao

Hiện nay, đội ngũ nhân viên làm việc tại chi nhánh chủ yếu là những cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình và tận tâm với công việc nhưng có một nhược điểm đó là thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, họ còn gặp khó khăn và mắc phải nhiều sai sót trong công tác thẩm định các điều kiện bảo lãnh, đặc biệt là với các khoản bảo lãnh cho các dự án có quy mô lớn.

- Chính sách ký quỹ chưa thực sụ hợp lý:

CN thường phải áp dụng một chính sách ký quỹ nới lỏng cho khách hàng,yêu cầu bảo lãnh thường không phải ký quỹ hoặc chỉ ký quỹ ở mức 5%. Mức ký quỹ quá ít và tỷ trọng của các khoản bảo lãnh này lại rất lớn mặc dù sẽ đem lại nhiều phí bảo lãnh hơn cho ngân hàng nhưng làm tăng rủi ro tiềm ẩn trong các khoản bảo lãnh và làm giảm chất lượng bảo lãnh của CN.

- CN chưa chú trọng đến việc thực hiện thống nhất và khoa học quy trình bảo lãnh: Tuy đã phân công rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong quy trình bảo lãnh tuy vậy công tác thẩm định vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Nhiều khi việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, quyết định có bảo lãnh hay không chủ yếu dựa trên mối quan hệ truyền thống, lâu năm và lịch sử của khách hàng.

* Nguyên nhân khách quan:

- Sự đồng bộ trong các quy định nhà nước chưa cao:

Hiện nay CN NHCT Đống Đa thực hiện quy trình bảo lãnh dựa trên cơ sở là những điều khoản quy định trong quy chế bảo lãnh do NHNN Việt Nam ban hành và các văn bản hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Các văn bản này được ban hành nhằm định hướng, điều tiết cho hoạt động bảo lãnh của NHTM. Tuy nhiên, giữa các văn bản nhiều khi còn chưa có được sự thống nhất với nhau, chưa theo kịp với thực tiễn hoạt động của các NH và còn thường xuyên bị sửa đổi. Môi trường pháp lý còn bất ổn chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các NHTM nói chung và CN NHCT Đống Đa nói riêng. Cũng vì nguyên nhân này mà các NH chưa thực sự mạnh tay trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh vì lo sợ các quy định sẽ lại được sửa đổi theo chiều hướng khác.

Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập ngày càng nhiều nhờ thủ tục rất đơn giản và hoạt động giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên các quy định của Nhà nước ban hành để điều tiết các giao dịch này còn gặp rất nhiều hạn chế vì có nhiều kẽ hở trong luật pháp và các quy định của Nhà nước. chính vì vậy, rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của các NHTM nói chung và CN NHCT Đống Đa nói riêng là tương đối cao.Các doanh nghiệp của tư nhân được thành lập nhiều nhưng trong số đó còn tồn tại nhiều “công ty ma”, rủi ro lớn và khó kiểm soát khiến cho CN NHCT Đống Đa chưa thể mạnh dạn triển khai rộng rãi dịch vụ bảo lãnh đến đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.

Năng lực tài chính, vốn tự có, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp rất lớn vì vậy rủi ro bảo lãnh của các ngân hàng khá cao, và việc phát triển, mở rộng cũng như nâng cao chất lượng bảo lãnh còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân và bản thân nhiều doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ về dịch vụ bảo lãnh, không thấy được tiện ích của dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, nhu cầu bảo lãnh trong nền kinh tế chưa cao nên doanh số bảo lãnh của CN còn thấp và cơ cấu bảo lãnh vẫn chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp có quan hệ làm ăn lâu dài.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

ĐỐNG ĐA

1. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian tới Đa trong thời gian tới

1.1. Định hướng chung của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Năm 2006 là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện gia nhập WTO của nước ta. Từ đây, đất nước ta đã có những bước thay đổi một cách nhanh chóng cả về kinh tế, xã hội và văn hóa. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế ngày càng phát triển và đi liền với nó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó ngân hàng tài chính là lĩnh vực sẽ gặp phải sự cạnh tranh lớn nhất. CN NHCT Đống Đa nói riêng và NHCT Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài xu hướng chung này.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ với xu hướng phát trển chung của toàn cầu. Nhu cầu đòi hỏi được bảo lãnh của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn đó sẽ là một động lực thúc đẩy các ngân hàng

phải không ngừng nâng cao các loại dich vụ, chất lượng bảo lãnh và tăng tính linh động trong giải quyết các thủ tục liên quan đến yêu cầu cho khách hàng.

Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới, định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam trong những năm tới là đổi mới cơ cấu, tổ chức bộ máy, không ngừng nâng cao chất lương, hiên đại hóa trong hệ thống và đặc biệt không ngừng phát triển tiềm lực tài chính của ngân hàng.

Sở dĩ như vậy thì đi theo đó là phải có những mục tiêu hoạt động cụ thể của CN NHCT Đống Đa trong năm tới là:

- Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, tỷ lệ nợ quá hạn không quá 5% trên tổng dư nợ.

- Chi nhánh thực hiện chỉ tiêu tăng dư nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh lên, chú ý tập trung dư nợ trung và dài hạn. Mặt khác phải mở rộng đối tượng khách hàng hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nâng cao số lượng của tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng mà chủ yếu đặc biệt là các nguồn vốn chi phí thấp như tiền gửi thanh toán.

- Chất lượng tín dụng cần phải được nâng cao đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng, số lượng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, phát triển các dịch vụ mới, hiện đại đem lại nhiều tiện ích và sự thuận lợi cho khách hàng.

- Bộ máy tổ chức của chi nhánh cần theo hướng đó là sự gọn nhẹ, giảm biên chế đồng thời tuyển chọn những nhân viên năng động, trẻ, có năng lực thay thế.

1.2. Định hướng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Chi nhánh ngân hàng Đống Đa là một trong những chi nhánh chủ lực của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Định hướng phát triển của toàn hệ thống cũng chính là định hướng phát triển chung cho chi nhánh, trong đó định hướng phát triển về dịch vụ bảo lãnh cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Trong toàn bộ hệ thống mục tiêu của Chi nhánh thì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng bảo lãnh nói riêng đã được chi nhánh cụ thể hóa như sau:

- Tiến tới xây dựng một cơ cấu bảo lãnh hợp lý và an toàn, mà trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn. Khi làm được điều này thì khi đó đồng thời chính sách ký quỹ của chi nhánh sẽ thực sự là phù hợp hơn.

- Trong công tác tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng thì chi nhánh cần đẩy mạnh tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, phân loại chọn lọc để tìm được các khách hàng tốt cho chi nhánh. Đặc biệt đối tượng khách hàng là các thành phần kinh tế tư nhân, mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh vì mục tiêu không ngừng tăng trưởng doanh số bảo lãnh lành mạnh để đem lại thu nhập cao cho ngân hàng.

- Xây dựng được quy trình bảo lãnh khoa học vừa đáp ứng được yêu cầu về thời gian vừa đáp ứng được nguyên tắc “sàng lọc và hiệu quả” trong hoạt động của ngân hàng.

- Lựa chọn, đào tạo, tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực có trách nhiệm với công việc, phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện dịch vụ bảo lãnh về chất cũng như về lượng, không những giỏi chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức tốt.

- Ngoài dịch vụ bảo lãnh cần phải biết phối hợp hiệu quả nhịp nhàng giữa dịch vụ bảo lãnh với các dịch vụ khác để đem lại độ thỏa dụng tối ưu cho khách hàng của CN.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Công thương Đống Đa

2.1. Xây dựng một chính sách marketing hiệu quả để thực hiện đa dạng hóa khách hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an toàn hàng, tiến tới một cơ cấu bảo lãnh hợp lý, an toàn

Cho đến nay thì nguồn khách hàng chủ yếu đến bảo lãnh của Chi nhánh NHCT Đống Đa vẫn thường chủ yếu là những doanh nghiệp có quan hệ truyền thống lâu năm, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông và xây

dựng cơ bản, tuy nhiên thời gian mấy năm trở lại đây thì nguồn khách hàng không ngừng nâng cao và đang có xu hướng mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Chi nhánh muốn nâng cao được chất lượng bảo lãnh thì cần phải chú trọng tới việc đa dạng hóa khách hàng và theo em để làm được điều này thi Chi nhánh cần phải thực hiện được những việc cụ thể sau:

- Công tác Marketing tìm kiếm, tư vấn khách hàng cần thực sự được chú trọng đúng mức, không chỉ là giao thêm các công tác tiếp thị, tư vấn khách hàng cho các cán bộ tín dụng mà Chi nhánh nên thành lập riêng một bộ phận Marketing chuyên nghiên cứu vấn đề này làm tiền đề xây dựng chi nhánh trở thành một thương hiệu mạnh.

- Công tác nghiên cứu thị trường, hiểu rõ và phân nhóm khách hàng, phân tích được các đặc điểm của từng nhóm khách hàng cần được chú trọng hơn. Khi xác định được nhu cầu và động cơ của khách hàng lựa chọn ngân hàng bảo lãnh, cần đồng thời nghiên cứu và thống nhất để đưa ra một chính sách phí, mức ký quỹ, các dịch vụ kèm theo sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng.

- Chính sách marketing không những là marketing bên trong mà còn marketing bên ngoài, ví dụ như chính sách phát triển tiếp cận ngân hàng không chỉ dừng ở việc khách hàng đến bảo lãnh mới được tiếp thị về lợi ích mà khách hàng có được do bảo lãnh tại Chi nhánh, mà chính các cán bộ tín dụng cần thể hiện sự năng động của mình bằng cách chủ động tìm đến với các khách hàng tiểm năng, có mối quan hệ truyền thống và cả mới quan hệ với Chi nhánh. Cần phải có các chính sách marketing công cộng để các khách hàng được biết đến một cách như dán áp phích, các tờ quảng cáo ở cửa mỗi quầy giao dịch.

- CN cần tìm ra thị trường mục tiêu cho dịch vụ bảo lãnh của mình, để tập trung chính sách Marketting cho đối tượng khách hàng này.

- Nghiên cứu chi nhánh đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của CN bằng việc sử dụng mô hình SWOT trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh, xác định vị trí của mình trong ngành, xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp . Nắm được điểm mạnh của mình để có thể tìm ra phương hướng phát triển có

thể phát huy hết tiềm lực mình đang có, hiểu được điểm yếu của mình Chi nhánh sẽ tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm khắc phục các điểm yếu này để không ngừng hoàn thiện. Bên cạnh đó thách thức đối với Chi nhánh chính là một thử thách đòi hỏi ban giám đốc cần phải tìm tòi và đưa ra được những chương trình chính sách hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh, thể hiện sự ưu việt của mình, nâng cao vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Từ đó tìm ra những khoảng trống thị trường phù hợp với mình để cung cấp dịch vụ bảo lãnh hiệu quả.

2.2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình bảo lãnh mà Ngân hàng Công thương Việt Nam đã đề ra Nam đã đề ra

Quy trình bảo lãnh do NHCT Việt Nam đề ra là chuẩn mực chung được áp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa.DOC (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w