Ngay từ lúc mới thành lập, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La đã tập trung, chú trọng cho công tác thu BHXH. Chính vì vậy mà các chỉ tiêu thu theo kế hoạch của BHXH tỉnh luôn luôn hoàn thành xuất sắc,kết quả thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ phát triển cao. Sau đay là một số kết quả cụ thể:
Về tổng số thu BHXH :
Bảng 3: Số thu BHXH tại BHXH tỉnh Sơn La qua các năm
(Triệu đồng)
Năm Số thu (triệu đồng) Tốc độ phát triển %
2005 151.920 - 2006 203.043 33,6% 2007 239.324 17,86% 2008 334.823 33,9% 2009 467.623 39,6% Cộng 1396.733 -
( Nguồn: BHXH tỉnh Sơn La)
Như vậy, sau 7 năm hoạt động BHXH Tỉnh Sơn La đã tạo lập được nguồn quĩ BHXH rất lớn với số tiền là 34.738 triệu đồng , tức là bình quân mỗi năm thu được 4962 triệu đồng . Đây là con số rất có ý nghĩa đối với giai đoạn đầu phát triển của ngành BHXH nói chung và của BHXH Tỉnh Sơn La nói riêng. Nó phản ánh được những cố gắng, nỗ lực, tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Sơn La. Chính những cố gắng, nỗ lực đó làm cho số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.
Để đạt được kết quả như trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La, còn có một số yếu tố sau:
+ Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH : đối với khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Vì vậy, trong 7 năm qua, Nhà nước ta đã 3 lần tăng mức lương tối thiểu từ 120.000đ đến 144.00đ đến 180.000 đ và hiện nay là 210.000 đ mà lương hưu của khu vực này lại tính theo hệ số.Do đó, mức lương được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.cũng do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng số doanh nghiệp tham gia BHXH còn rất ít. Do các doanh nghiệp này lợi dụng người lao động không có việc làm nên
không trích nộp BHXH cho người lao động .Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn rẫt bị hạn chế.
+ Số đơn vị tham gia BHXH ngày một gia tăng; số lượng lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể.