Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 61 - 66)

3. 2.2.2 Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay

3.2.4.Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong

tác chi trả các chế độ BHXH

- Để hạn chế số người nghỉ trợ cấp một lần, bảo tồn và phát triển quỹ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn bó BHXH cần phải: một là, mức đóng BHXH giữa các khu vực không nên có sự chênh lệch khá xa như hiện nay, cần phải khống chế một mức trần thích hợp. Thứ hai, có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm Điều lệ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động.

- Một thực tế hiện nay là tuất một lần sẽ chỉ bằng 1/2 chế độ hưu một lần và thậm chí hưu một lần có chế độ trợ cấp lớn hơn nhiều so với trợ cấp tiền tuất một lần, làm nảy sinh tiêu cực trong khâu thủ tục hồ sơ gải quyết chế độ BHXH. Bằng mọi cách, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cả gia đình và cơ quan đều phối hợp nhằm có thể giải quyết chế độ cho người lao động đó theo cách hưu một lần. Trong điều kiện tiến bộ y học hiện nay sẽ dự tính tuổi thọ cụ thể của từng người và đương nhiên họ sẽ chọn con đường về hưu trợ cấp một lần. Vì vậy, cần nâng mức trợ cấp tiền tuất một lần cho người lao động lên ít nhất cũng bằng mức trợ cấp về nghỉ hưu một lần để tránh tình trạng số người về nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng cao. Cứ mỗi năm tham gia BHXH được thanh toán bằng một tháng lương bình quân đóng BHXH; không khống chế mức tối đa, trường hợp đối tượng tham gia chưa đến một năm thì cũng tính bằng một năm hưởng trợ cấp, như thế rất không công bằng.

- Về trợ cấp tuất thường xuyên hàng tháng, mức tiền tuất hàng tháng cho mỗi định xuất nên quy định bằng 50% mức lương tối thiểu. Trường hợp thân nhân không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 10% mức lương tối thiểu.

- Quy định chặt chẽ về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải được giải quyết dứt điểm trong tháng, trong quý. Quy định này, thứ nhất là tạo điều kiện thanh toán trợ cấp kịp thời cho người lao động khi phải nghỉ ốm đau, thai sản. Thứ hai, nó là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho cơ quan BHXH, vì theo nguyên tắc đóng trước hưởng sau, quy định thời hạn giải quyết chế độ thì đơn vị phải nộp đủ BHXH mới được thanh toán, tránh được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài như hiện nay. Thứ ba, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm giải quyết những hồ sơ “tồn đọng” của đơn vị sử dụng lao động để quý này sang quý sau

mới đề nghị thanh toán. Phải có những quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của ba bên: người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện các chế độ BHXH thì những bất cập trong chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản mới được giải toả.

- Để hạn chế rủi ro trách nhiệm của cơ quan BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng lương hưu, cần quy định lại việc uỷ quyền cho phù hợp với thực tế. Đó cũng là yêu cầu cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính. Nên chăng, thay giấy uỷ quyền bằng giấy thoả thuận hoặc giấy đề nghị của người hưởng đồng ý cho người khác nhận thay, để phường, xã có đủ thẩm quyền chứng nhận. Hoặc tuỳ từng trường hợp, cho phép người thân được nhận thay khi có giấy viết tay của người hưởng. Một điều hết sức cần thiết, trong giấy chứng nhận thay pghải thể hiện được ràng buộc trách nhiệm của người hưởng và người nhận thay khi có sự gian dối hay cố tình vi phạm chế độ, chính sách BHXH.

LỜI KẾT

Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung , từ năm 1995 BHXH nước ta chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập quỹ BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương ... Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt nam nói chung và BHXH Sơn la nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa ( Do Ngân sách Nhà nước bảo đảm) thì đến nay chúng ta có một quỹ tài chính độc lập, tự hạch toán cân đối thu - chi BHXH, vai trò của quỹ đã phát huy tác dụng.

Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan: nhận thức hạn chế của người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH... do đó BHXH Sơn La đã gặp phải không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống BHXH ở Sơn La ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động trong nền kinh tế quốc dân. Nhằm thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đảm bảo thực hiện tốt chế độ quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần ổn định chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH ... 3

1.1 Tính tất yếu khách quan và sự hình thành, phát triển BHXH ... 3

1.1.1 Sự tồn tại khách quan của BHXH ... 3

1.1.2 Khái niệm về BHXH và các khái niệm khác có liên quan BHXH ... 4

1.2 Bản chất, chức năng, tính chất của BHXH ... 7

1.2.1. Bản chất ... 7

1.2.2 Chức năng ... 7

1.2.3 Tính chất ... 9

1.3 Những nguyên tắc của BHXH ... 10

1.4 Đối tượng thu của BHXH ... 10

1.5 Nguồn chi trả các chế độ BHXH ... 12

1.6 Chi trả BHXH ... 13

1.6.1 Hệ thống các chế độ BHXH ... 13

1.6.2 Phân loại chi trả BHXH ... 14

1.6.2.1 Các chế độ BHXH hàng tháng ... 14

1.6.2.2. Các chế độ BHXH một lần ... 15

1.6.3 Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH ... 15

1.6.3.1Quỹ ốm đau và thai sản ... 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.3.2 Quỹ TNLĐ-BNN ... 15

1.6.3.3 Quỹ hưu trí tử tuất ... 15

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU, CHI TẠI BHXH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA ... 17

2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban ... 18 2.2.1 Phòng Chế độ BHXH ... 20 2.2.2 Phòng Kế hoạch Tài chính ... 20 2.2.3 Phòng Thu ... 20 2.2.4 Phòng Giám định BHYT ... 21 2.2.5 Phòng Cấp sổ, thẻ ... 21

2.2.6 Phòng Công nghệ thông tin ... 21

2.2.7 Phòng Tổ chức - Hành chính ... 22

2.2.8 Phòng Kiểm tra ... 22

2.2.9 Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ ... 22

2.3 Thực trạng hoạt động của BHXH tỉnh Sơn La ... 23

2.3.1 Công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc ... 23

2.3.2. Công tác thu BHYT tự nguyện ... 25

2.3.3 Công tác chi BHXH, BHYT ... 25

2.3.4 Công tác giải quyết các chế độ BHXH ... 32

2.3.5 Công tác kế hoạch-tài chính ... 33

2.3.6 Công tác kiểm tra ... 33

2.3.7 Công tác giám định BHYT ... 35

2.4. Các kết quả đã đạt được. ... 35

2.4.1. Các thành tựu chung của BHXH tỉnh Sơn La và tỉnh Sơn La ... 35

2.4.2 Kết quả của công tác thu quĩ BHXH ... 38

2.4.3.1 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: ... 40

2.4.3.2 Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, thị trấn: ... 41

2.4.3.3 công tác thu BHXH ở khối giáo dục ... 41

2.4.3.4 công tác thu BHXH ở khối y tế: ... 42

2.4.3 Kết quả công tác chi BHXH: ... 42

2.4.3.1 Các chế độ BHXH ngắn hạn: ... 43

2.5. Những khó khăn, tồn tại ... 45

2.5.1 Đối với quá trình thu BHXH ... 45

2.5.2 Với quá trình chi BHXH. ... 48

PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH SƠN LA ... 50

3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thu chi ... 50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1 . Về mức thu và đối tượng thu ... 50

3.1.2. Về phương pháp thu. ... 51

3.1.3 Về điều kiện làm việc ... 51

3.1.4. Về cơ chế quản lý . ... 52

3.1.5. Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người ... 52

3.2. Đề xuất của cá nhân ... 54

3.2.1. Kiến nghị giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH ... 54

3.2.1.1. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH ... 54

3.2.1.2. Giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH ... 55

3.2.2.Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động ... 56

3.2.2.1 Sự hiểu biết pháp luật hiện tại của người lao động ... 56

3. 2.2.2. Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay ... 57

3.2.2.3. Hướng tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH cho người lao động ... 57

3.2.3. Kiện toàn một số loại hình đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH .... 58

3.2.4. Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH ... 61

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 61 - 66)