Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 40 - 41)

Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Sơn La có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, mộc dân dụng... Tuy có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh,nhưng chưa có doanh nghiệp nào đăng ký thực hiện nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động.nguyên nhân chủ yếu do:

Về phía chủ doanh nghiệp: Chủ sử dụng lld ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Còn né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.khi sử dụng lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng cụ thể.lợi dụng kẽ hở của luật pháp, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng theo công trình , theo mùa vụ...

Do đó BHXH Tỉnh Sơn La không có cơ sở xác định hợp đồng lao động để khai thác đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn. Do đó chưa có người tổ chức đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động.

Về phía người lao động: Đối với người lao động ngoài quốc doanh, họ chưa biết và chưa hiểu bộ luật lao động, nên chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH. Mặt khác, sức nặng tâm lý về việc làm cũng làm cho người lao động phó mặc cho chủ sử dụng lao động. Không giám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình vì sợ mất việc làm. Do đó hầu hết các chủ sử dụng lao động đều bỏ qua việc tham gia BHXH cho người lao động. Vấn đề này góp phần tạo một “ sân chơi” không bình đẳng, giữa các đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Về phĩa cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La: Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH đến với chủ sử dụng lao động và người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh những năm qua còn rất hạn chế. Mặt khác chưa chủ động phối kết

hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương có các biện pháp tích cực, yêu cầu của các chủ doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là những tồn tại lớn của cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La cần phải khắc phục kịp thời.

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước:

Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định rõ ràng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký sử dụng lao động với sở lao động. Khi doanh nghiệp hoạt động phải thành lập tổ chức công đoàn. Hiện nay không có biện pháp ràng buộc các doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động. Dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Cố tình không tham gia BHXH cho người lao động theo luật định mà không hề bị kiểm tra sử lý.

Về phía liên đoàn lao động chưa thành lập được các cơ sở công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w