Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 54 - 55)

Kể từ năm 1995 trở lại đây, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi do số người tham gia BHXH liên tục tăng, trong khi số đối tượng hưởng các chế độ BHXH (nhất là các đối tượng hưởng thường xuyên hàng tháng) còn ít, do đó số tiền quỹ BHXH phải chi ra còn chưa nhiều. Mặt khác, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi cũng thu được kết quả khá tốt.

Tuy nhiên, nếu xem xét quỹ BHXH trong trạng thái động, căn cứ vào các chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ hiện hành, theo dự báo thì khoảng hơn 20 năm nữa số chi BHXH sẽ bằng số thu BHXH trong năm. Những năm tiếp theo đó thu không đủ chi và phải sử dụng tới quỹ BHXH tồn tích các năm trước để chi trả, tiếp khoảng hơn 10 năm tiếp nữa thì quỹ BHXH không còn khả năng chi trả.

Nguyên do chủ yếu mất cân đối quỹ là:

- Tại thời điểm năm 1995 có khoảng gần 3 triệu lao động, có hệ số lương bình quân là 2,8 và có thời gian công tác coi như đã đóng BHXH bình quân là 15 năm, nhưng BHXH không thu được số tiền đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động để hình thành quỹ BHXH. Số người lao động đó sẽ hưởng lương hưu bắt

đầu từ năm 2005 và kéo dài đến khoảng năm 2022, đây là nguồn chi rất lớn, tự quỹ BHXH khó có thể cân đối được. Việc Nhà nước điều chỉnh cho phép người lao động có đủ một số điều kiện được giảm 5 tuổi nhưng vẫn được hưởng chế độ hưu trí là một yếu tố tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu và tăng mạnh nguồn chi từ quỹ; bình quân tính cho 1 người nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì quỹ BHXH giảm đi 54 tháng lương.

- Mặt khác do sự điều chỉnh tăng lương tối thiểu càng làm cho quỹ phải

chi ra nhiều hơn, bởi vì thời gian trước đó, người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ phải đóng theo mức lương tối thiểu thấp, nhưng khi hưởng lại được hưởng ở mức tối thiểu cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La.DOC (Trang 54 - 55)