Đặc điểm cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP .DOC (Trang 31 - 41)

a. Ban giám đốc

Giám đốc:

• Chức năng: Là đại diện pháp nhân của công ty trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, tổ chức, tài chính, nhân sự…Chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ quốc phòng.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY CHÍNH ỦY P.GĐ KỸ THUẬT ( QMR ) P.GĐ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT BÍ THƯ ĐẢNG ỦY P.TỔ CHỨC P. KH-KD P. TÀI CHÍNH P. KỸ THUẬT P. CƠ ĐIỆN P. KCS P. HC-TC P.CHÍNH TRỊ Phân xưởng A1 Phân xưởng A2 Phân xưởng A3 Phân xưởng A4 Phân xưởng A5 Phân xưởng A6 Phân xưởng A8 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức

• Nhiệm vụ

- Quyết định chiến lược phát triển, các kế hoạch trung và dài hạn, các kế hoạch năm, phương án đầu tư kinh doanh, đệ trình lên cấp trên phê duyệt các nội dung theo quy đinh.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện mục tiêu sản xuất, kinh doanh của Công ty, về bảo toàn vốn Nhà nước, an toàn lao động, các hoạt động văn hóa, chính trị, tư tưởng.

- Xây dựng phương án quản lý doanh nghiệp. - Đề xuất, phối hợp hoạt động với cấp Đảng ủy.

- Tổ chức các cuộc họp thường kỳ của lãnh đạo công ty. - Phê duyệt tài liệu, văn bản.

• Báo cáo

- Báo cáo với Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

- Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nguồn vốn doanh nghiệp Nhà nước tại công ty (hiện nay la Bộ quốc phòng ).

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: (QMR: Quality manager representative)

• Chức năng: Được ủy quyền của Giám đốc công ty trong điều hành, quản lý công tác kỹ thuật.

• Nhiệm vụ

- Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động sản xuất của công ty.

- Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác huấn luyện, đào tạo về an toàn vệ sinh môi trường.

- Chịu trách nhiệm nghiên cứu, chế thử và sản xuất các sản phẩm quốc phòng.

- Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo công tác thiết kế, các tiêu chuẩn về đo lường chất lượng sản phẩm, công tác cơ – điện, an toàn kỹ thuật.

- Giứ chức danh Chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến. - Chịu trách nhiệm về HTQLCL trước giám đốc công ty. - Tổ chức việc đánh giá chất lượng theo định kỳ và đột xuất.

- Đại diện liên hệ cho Công ty các vấn đề liên quan đến HTQLCL với các tổ chức bên ngoài.

• Báo cáo

- Báo cáo với giám đốc theo các nhiệm vụ được ủy quyền

Phó giám đốc điều độ sản xuất:

• Chức năng : Giúp giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất và phục vụ quá trình sản xuất của Công ty. Nhận sự phân quyền của Giám đốc về quản lý các hoạt động sản xuất thường xuyên theo kế hoạch hay đột xuất.

• Nhiệm vụ

- Tổ chức và điều độ toàn bộ các hoạt động sản xuất cũng như phục vụ sản xuất các mặt hàng của công ty.

- Chỉ đạo trực tiếp việc sử dụng thiết bị, năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt khác, phụ trách công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Phụ trách việc sử dụng lao động, điều chuyển nhằm hỗ trợ lao động tạm thời trong các khâu “găng” trong chuỗi sản xuất.

• Báo cáo:

- Báo cáo Giám đốc về nhiệm vụ được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chức năng: Giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động công tác Đảng – Đoàn, công tác hành chính, đời sống trong doanh nghiệp.

• Nhiệm vụ

- Phụ trách công tác về chính trị, công tác Đảng, Đoàn trong công ty.

- Phụ trách công tác hành chính, hậu cần, an ninh.

- Phụ trách quản lý khu tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy. - Giữ chức danh Chủ tịch hội đồng thành lý.

• Báo cáo

- Báo cáo với Giám đốc về những nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.

- Báo cáo với cơ quan cấp ủy cấp trên về các linh vực công tác Đảng, Đoàn, công tác chính trị.

b. Các phòng, ban

Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh (B1)

• Chức năng : Tham mưu và nhận nhiệm vụ ủy quyền từ Giám đốc về các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

• Nhiệm vụ :

- Dựa trên các tiền đề đã được xác định là chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, vật tư kỹ thuật, nguyên vật liệu, kế hoạch giá thành sản phẩm.

- Thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh, sản xuất theo hàng quý, hàng tháng, tổ chức thực hiện điều độ các phân xưởng sản xuất theo hàng ngày.

- Phát hiện các bất cập, kém hiệu quả trong quá trình sản xuất, đề xuất các biện pháp hoàn thiện hệ thống sản xuất, đảm bảo tiến độ, chất lượng sản xuất.

- Giữa nhiệm vụ sản thảo các văn kiện, hợp động kinh doanh, theo dõi việc thực thi các hợp đồng đã ký kết.

- Phối hợp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng phòng tài chính.

- Phụ trách quan hệ khách hàng sau bán hàng.

- Xác định nhu cầu nhân sự trong công ty, phối hợp cùng B2 là phòng Tổ chức lao động thực hiện quy trình đào tạo.

• Báo cáo

- Báo cáo hàng ngày với Giám đốc về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trưởng phòng Tổ chức lao động (B2)

• Chức năng: Được ủy quyền từ Giám đốc về phụ trách mọi mặt công tác tổ chức lao động trong hoạt động sản xuất, tiền lương trong doanh nghiệp.

• Nhiệm vụ:

- Phụ trách về kế hoạch lao động, nhân sự, chính sách tiền lương, tổ chức đào tạo, huấn luyện lao động, thi nâng bậc thợ.

- Tổ chức việc thực hiện tuyển chọn và phân loại lao động.

- Giám sát việc sử dụng lao động ở các phân xưởng, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý lao động.

- Nghiên cứu áp dụng các phương thức trả lương hợp lý, hiệu quả. - Lập kế hoạch đào tạo bậc thợ hàng năm trong doanh nghiệp. - Quản lý việc bảo hộ lao động, an toàn trong lao động.

- Báo cáo với Giám đốc về các nhiệm vụ được ủy quyền.

Trưởng phòng Tài chính ( B4 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chức năng: là Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm về hoạt động sử dụng tài chính của công ty.

• Nhiệm vụ:

- Quản lý công tác thông kế số liệu, kế toán, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc chấp hành quy chế bảo vệ tài sản trong Công ty bao gồm : xử lý nợ khó đòi, kiểm kê, đánh giá hao hụt, mất mát, thanh lý, nhượng bán tài sản, đòi bồi thường vất chất, thu chi tài chính…

- Kiểm tra các hợp đồng kinh tế mua bán các trang thiết bị, sản phẩm, hay xây dựng cơ bản.

- Kiểm tra sự thực hiện các định mức tiền lương, nguyên vật liệu, việc thanh toán các hoạt động mua sắm.

- Phối hợp cùng phòng Kinh doanh trong việc phân tích định kỳ hoạt động kinh doanh.

- Lập kế hoạch sử dụng vốn, huy động vốn, xử lý các nguồn vốn.

• Báo cáo :

- Báo cáo với Giám đốc thường xuyên về các nội dung tài chính. - Báo cáo với các cơ quan cấp trên khác, cơ quan thuế.

Trưởng phòng kỹ thuật ( B8 )

• Chức năng: Chỉ huy hoạt động công tác kỹ thuật trong phòng và các bộ phận liên quan.

• Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật đôn đốc các bộ phận liên quan.

- Lập kế hoạch về tiến bộ kỹ thuật.

- Lập kế hoạch về kỹ thuật cho hoạt động sản xuất.

- Chỉ đạo việc thiết kế sản phẩm , định mức vật tư, quy trình công nghệ, chế thử…

- Theo dõi mặt kỹ thuật trong quá trình sản xuất để phát hiện các sai sót, đề xuất các giải pháp thích hợp.

• Báo cáo:

- Báo cáo về công tác kỹ thuật với Giám đốc.

- Báo cáo trực tiếp, thường xuyên với Phó giám đốc kỹ thuật.

Trưởng phòng Cơ điện ( B11 )

• Chức năng: Nhận ủy quyền của Giám đốc về hoạt động liên quan đến công tác Cơ–Điện.

• Nhiệm vụ:

- Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các mặt của công tác cơ – điện, xây dựng các định mức, xây dựng các hợp đồng kinh tế về hợp tác cơ – điện, trình Giám đốc.

- Xây dựng, giám sát việc thực hiện các chế độ công tác, các nội quy về cơ – điện.

- Quản lý việc sử dụng các thiết bị cơ – điện.

- Lập kế hoạch về hoạt động cơ – điện trong công ty, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

• Báo cáo:

- Báo cáo Giám đốc về các lĩnh vực, nhiệm vụ được ủy quyền. - Báo cáo trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật về toàn bộ các mặt công tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Chức năng: Nhận ủy quyền của Giám đốc trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.

• Nhiệm vụ:

- Thiết lập các quy trình, quy phạm về kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công ty.

- Kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Phối hợp xây dựng các quy trình kỹ thuật về chất lượng sản phẩm.

- Kiểm tra quá trình sản xuất, phát hiện sai xót trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, yêu cầu sửa đổi.

- Thực hiện việc kiểm định chất lượng hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

• Báo cáo:

- Báo cáo với Giám đốc về các lĩnh vực được ủy quyền.

- Báo cáo thường xuyên, trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật về các mặt công tác.

Chủ nhiệm chính trị ( B14 ):

• Chức năng: Giúp Giám đốc công ty, Bí thư Đảng ủy thực hiện công tác chính trị, công tác Đảng.

• Nhiệm vụ :

- Đề bạt các các nội dung liên quan đến công tác Đảng, công tác chính trị lên Giám đốc và Bí thư Đảng ủy.

- Xây dựng các kế hoạch về công tác chính trị, công tác Đảng, phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện.

- Kiểm tra việc thực hiện công tác chính trị, công tác Đảng tại các đơn vị, phối hợp với ủy ban kiểm tra Đảng.

• Báo cáo:

- Báo cáo với Giám đốc công ty về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong công ty.

- Báo cáo trực tiếp, thường xuyên với Phó giám đốc phụ trách Chính trị.

- Báo cáo với cơ quan cấp ủy.

Trưởng phòng hành chính hậu cần :

• Chức năng: phụ trách công tác hậu cần, công tác hành chính trong toàn doanh nghiệp.

• Nhiệm vụ:

- Phụ trách công tác hành chính trong doanh nghiệp, quản lý bộ phận văn thư, lưu trữ, bảo vệ, công vụ.

- Quản lý nhà ăn.

- Tổ chức trực chỉ huy, trực giao ban trong công ty. - Tổ chức các cuộc họp giao ban, các hội nghị.

- Quản lý việc xây dựng cơ bản, quân trang, quân nhu, hộ khẩu, tạm trú tạm vắng…

- Tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nhân viên và lãnh đạo nhà máy.

• Báo cáo:

- Báo cáo vơi Giám đốc về các mặt công tác. - Báo cáo với Phó giám đốc chính trị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Các phân xưởng

- Phân xưởng A1: Là phân xưởng sản xuất cơ-điện, tự trang tự chế, có 70 công nhân có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị cho sản xuất chính.

- Phân xưởng A2: Là phân xưởng dụng cụ, cắt gọt, gỏ lắp, gia cụng có nhiệm vụ sản xuất dụng cụ, khuôn mẫu bổ trợ sản xuất chính, có 80 công nhân.

- Phân xưởng A3: Là phân xưởng chuyên về các sản phẩm đúc, tạo phôi nóng, nhiệt luyện, rốn, mạ và hoàn thiện sản phẩm, là phân xưởng sản xuất đầu vào cho sản xuất chính, có khoảng 70 công nhân.

- Phân xưởng A4: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hàng quốc phòng nhóm 1 theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng, có khoảng 80 công nhân và là phân xưởng sản xuất chính

- Phân xướng A5: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ vừa sản xuất hàng quốc phòng nhóm 2 của Bộ quốc phòng vừa sản xuất các mặt hàng theo hợp đồng kinh tế, là phân xưởng sản xuất chính có 80 công nhân.

- Phân xưởng A6: Là phân xưởng gia công cơ khí có nhiệm vụ sản xuất hàng kinh tế theo hợp đồng kinh tế, không tham gia phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm quốc phòng. Là phân xưởng sản xuất chính có 100 công nhân.

- Xưởng tổng lắp và công nghệ cao A8: Là phân xưởng riêng biệt thuộc phòng kỹ thuật quản lý, có nhiệm vụ vận hành các thiết bị công nghệ cao, đo lường kỹ thuật bằng quang phổ, máy dập sâu, cắt laser… có khoảng 50 công nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP .DOC (Trang 31 - 41)