nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá từng quá trình trong hệ thống.
Theo đề xuất, phòng KCS cần thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, định mức tương ứng cho mỗi quá trình khác nhau làm căn cứ để tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá theo quá trình đó. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến việc không đạt chất lượng nằm ở khâu nào trong quá trình sản xuất. Ví dụ với quá trình nhập vật tư, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất có thể sử dụng chỉ tiêu về số lần chậm tiến độ, hay tần suất xuất hiện lô hàng kém chất lượng. Hay với quá trình thực hiện các công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm có thể xử dụng chỉ tiêu về số phần trăm sản phẩm khuyết tật… Làm như thế có thể đảm bảo các quá trình được thực hiện dưới sự kiểm soát, các chỉ tiêu, thông số yêu cầu được đáp ứng như hoạch định ban đầu, mặt khác còn có thể đánh giá, xác định hiệu quả và hiệu lực của các quá trình để tìm kiếm cơ hội điểu chỉnh và cải tiến cho các quá trình hoạt động hiệu quả hơn.
3.2.4. Giải pháp cải tiến quá trình diều chỉnh và cải tiến chất lượng.
3.2.4.1 Áp dụng một số công cụ chất lượng phổ biến vào hoạt động cải tiến chất lượng. chất lượng.
Trong công tác chất lượng, công ty cơ khí 25 đã có áp dụng những phương pháp để xác định, phân tích nguyên nhân của những sai sót như dùng các phiếu thu thập dữ liệu để thu thập và ghi chép dữ liệu, dùng biểu đồ xương cá phân tích các mối quan hệ nhân quả, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân đến giải pháp. Bên cạnh đó, theo đề xuất có thể áp dụng thêm một số công cụ phổ biến khác vào quá
Các kỹ thuật ra quyết định tập thể: ISO 9000 khuyến khích phương pháp làm việc tập thể vì thể cần thiết phải sử dụng các phương pháp như tấn công não, nhóm danh nghĩa nhằm làm bật ra suy nghĩ sáng tạo của một nhóm làm việc. Các phương pháp trên được sử dụng để xác định những giải pháp có thể có cho các vấn đề chất lượng và các cơ hội để cải tiến chất lượng.
Động não: là kỹ thuật được áp dụng ở cuộc họp về cải tiến chất lượng có nhiều người tham gia. Người chủ trì (QRM) phát biểu vấn đề cho mọi người biết sau đó các thành viên tự do nêu ý kiến của mình mà không có tranh luận. Các ý kiến được ghi chép lại và thảo luận sau đó.
Nhóm danh nghĩa: là kỹ thuật trong một cuộc họp ở đó từng thành viên viết ra giấy những suy nghĩ của mình về vấn đề cải tiến chất lượng. Các thành viên cùng nhau thảo luận từng ý kiến. Sau đó từng thành viên độc lập sẽ đánh giá theo thứ tự từng ý kiến được đưa ra.
Các công cụ xử lý số liệu bằng số: trong quản lý chất lượng các dữ liệu số hóa đóng một vai trò quan trọng cho ta khả năng đánh giá rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trong các quá trình. Nhờ đó, giúp ích cho việc xem xét các nguyên nhân và đưa ra các quyết định, hành động để cải tiến chất lượng hiệu quả hơn. Một số công cụ thường được sử dụng trong cải tiến chất lượng là: biểu đồ kiểm soát, biểu đồ tần số, biểu đồ pareto, biểu đồ tán xạ.
Biểu đồ Pareto: Dựa trên nguyên lý là phần lớn kết quả (khoảng 80%) có thể xẩy ra chỉ do một số ít nguyên nhân (khoảng 20%) gây ra, ta có thể tìm ra cơ hội cải tiến hiệu quả với tác động tối thiểu. Biểu đồ Pareto là biểu đồ cột diễn đạt mực độ (%) tác động của các nhân tố tạo ra quản lý chất lượng kém được sắp xếp từ các yếu tố có tần số lớn nhất đến tần số
chung. Đường tần số tích lũy cho thấy ảnh hưởng tích lũy của các yếu tố lên kết quả chung.
Ví dụ: Biểu đồ sau trình bày số lượng các sản phẩm cơ khí bị hỏng tại công ty cơ khí 25. Từ biểu đồ ta thấy nguyên nhân của 50% sản phẩm hỏng là do lỗi của công nhân trong quá trình sản xuất, từ đó ta có thể tìm ra cơ hội cải tiến chất lượng lớn nhất là nâng cao trình độ công nhân cũng như kỹ luật lao động. Hình 3.2 : Biểu đồ Pareto 0% 10% 20% 30% 40% 50% Lỗi CN NVL kém CL Lỗi máy móc Lỗi bảo quản