Đánh giá về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP .DOC (Trang 50 - 54)

nghiên cứu đánh giá nhu cầu thị trường. Hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các khách hàng truyền thống, sản xuất sản phẩm với đặc tính theo yêu cầu của khách hàng. Như vậy công ty thiếu sự chủ động trong công tác hoạch định chất lượng. Mục tiêu chất lượng không phải được công ty thiết lập để thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà trên thực tế được khách hàng đặt ra, yêu cầu công ty phải đáp ứng. Điều này làm giảm hiệu quả việc sử dụng nguồn lực của hệ thống đẩy công ty vào tình thế nguy hiểm trước những biến động của thị trường.

2.3.2.2 Đánh giá về tổ chức thực hiện Thực hiện Thực hiện Duyệt và giao kết hoạch đến các bộ phận Lưu sơ đồ Xem xét khả năng Giám đốc Phòng KH- KD và KT Không phù hợp Các phân xưởng, bộ phận liên quan Đơn hàng Phòng KH-KD và các bộ phận liên quan

Ưu điểm: - Trong quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu chất lượng, công ty cơ khí 25 đã chú trọng đến việc trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp, các bộ phận chức năng năm trong Hệ thống quản lý chất lượng. Các cuộc họp giao ban được diến ra hàng tuần giữa Ban giám đốc và lãnh đạo các phòng ban, phân xưởng. Công ty có tiến hành lập báo cáo theo tuần, theo tháng về tình hình sản xuất kinh doanh tại các phòng ban. Điều đó giúp cho việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng ở công ty, đảm bảo các cấp dưới được truyền đạt đầy đủ về các kế hoạch, yêu cầu chất lượng mới, cũng như giúp lãnh đạo cấp cao nhận biết kịp thời các vấn đề chất lượng phát sinh.

- Việc cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất được thực hiện tốt, theo một quy trình hợp lý. Nhu cầu về nguồn nhân lực được xác định từ các đơn vị và được Giám đốc phê duyệt. Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu lao động. Trong thời gian cao điểm thực hiện hợp đồng với khách hàng, công ty có chủ động bố trí công nhân làm tăng ca kết hợp với bổ xung hợp lý lao động thời vụ. Cán bộ, nhân viên Công ty đều đã qua đào tạo kỹ năng và qua thời gian học việc ngay tại nhà máy trước khi tham gia một cách chính thức vào quá trình sản xuất. Trong quá trình vận hành sản xuất, Công ty đã chú ý đến công tác an toàn lao động, thực hiện tốt quy trình làm việc đã đề ra từ đó đã ngăn ngừa được tai nạn lao động sảy ra.

Nhược điểm: - Công ty chưa thực sự quan tâm đến việc truyền đạt tư tưởng chất lượng cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Từng cá nhân người lao động chưa có ý thức, trách nhiệm cao về vai trò của mình trong công tác chất lượng. Từ đó, tinh thần sáng tạo, tính tự chủ của người lao động trong công việc chưa được phát huy.

- Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xuất hiện dấu hiệu vi phạm các quy trình, thủ tục được quy định trong hệ thống chất lượng. Việc quán triệt thực thi theo những gì đã viết ra đôi khi còn thiếu được tôn trọng. Tư tưởng quản lý theo sự thuận tiện, thiếu

Lập kế họach Xác định nhu cầu đào

tạo Xác định năng lực cần thiết Phê duyệt Phòng TC-LĐ Giám đốc / phó GĐ Kiểm tra, đánh giá Thực hiện Lưu hồ sơ Phòng TC-LĐ, các AB liên quan Phòng TC-LĐ, các AB liên quan Phòng TC-LĐ, các AB liên quan Phòng TC-LĐ, các AB liên quan Giám đốc/ phó GĐ Không đạt Không đạt Đạt Đạt Phòng TC-LĐ

chiến lược, thiếu tính khoa học còn xuất hiện ở một bộ phận cán bộ công ty. Đơn cử trong thủ tục nhập kho được quy định trong thủ tục chất lượng số 14 thì hàng hóa nhập kho phải được sự kiểm định của phòng KCS, phòng kỹ thuật, phòng cơ điện mới được tiến hành nhập. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào hàng hóa cũng được kiểm tra kỹ lưỡng, nhất là với hàng hóa nhập từ các người cung ứng truyền thống.

2.3.2.3 Đánh giá về hoạt động kiểm tra

Ưu điểm: - Lãnh đạo công ty có coi trọng công tác đánh giá nội bộ. Các đợt đánh giá nội bộ được tiến hành hai lần một năm vào tháng 6 và tháng 12. Hoạt động kiểm tra đã tránh được việc chú trọng vào kiểm tra sản phẩm ở khâu cuối cùng mà tập trung vào phân tích quy trình hoạt động của hệ thống, sự nắm bắt của nhân viên với nhiệm vụ, quy trình, thủ tục, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch khắc phục, phòng ngừa, cải tiến.

- Công ty có chú trọng đến đến việc ghi chép, thống kê các kết quả kiểm tra, thử nghiệm đề làm bằng chứng về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Nhược điểm: - Nội dung kiểm tra thiếu việc so sánh đánh giá đánh giá việc thực hiện mục tiêu chất lượng đã được đề xuất trong kế hoạch chất lượng. Không có sự đánh giá, tư vấn cho công tác hoạch định chất lượng thông qua các kết luận về tính khả thi của kế hoạch. Những kết luận đánh giá của đoàn đánh giá về hoạt động sai lệch còn chưa được lãnh đạo các đơn vị được đánh giá tiến hành khắc phục một cách nhanh chóng, không chậm trễ.

- Cơ cấu đoàn kiểm chưa có sự tham gia của các chuyên gia về chất lượng bên ngoài công ty để đảm bảo cho các kết luận kiểm tra được độc lập, không bị ảnh hưởng chi phối bởi các mối quan hệ trong tổ chức. Mặt khác, do công ty mới xây dựng và áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng ISO 9001:2000 nên đội ngũ cán bộ thực thi công tác kiểm tra chất lượng còn thiếu và yếu về kỹ năng, nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012000 tại Công ty cơ khí 25, Tổng cục CNQP .DOC (Trang 50 - 54)