V) Chiến tranh thế giới II và QHQT ở châuÁ
2. Quan hệ quốc tế Đôn gÁ những năm 1960-
- Bị chi phối bởi chiến tranh lạnh, ở Đông Á hình thành hai phe rất rõ rệt và có quan hệ đối lập nhau.
- Tuy nhiên, trong nội bộ hai phe có thể nói là quan hệ tốt đẹp. Quan hệ giữa CHND Trung Hoa và CHDCND Triều Tiên phát triển. 1961, hai nước ký Hiệp định hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau (đồng minh). Hai nước hầu như thống nhất với nhau trong các vấn đề quốc tế đặc biệt là vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đài Loan. Cả hai cùng thống nhất với nhau đòi Mỹ rút quân ra khỏi khu vực Đông Bắc Á.
- Mặt khác, ở phe đối lập, quan hệ Nhật-Hàn được cải thiện nhanh chóng. Sau chiến tranh, quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn căng thẳng vì quan điểm về vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh có khác nhau. Nhưng sau đó Hàn Quốc nhận thức rằng để đối phó với phe XHCN ở châu Á thì cần thiết phải liên minh với Nhật. Năm 1965: hai nước đã ký Hiệp ước Nhật-Hàn bình thường hóa quan hệ với nhau. Sau đó Nhật Bản viện trợ cho Hàn Quốc và
cho Hàn Quốc vay khoản tiền lớn với lãi suất ưu đãi. Khoản tiền cho vay cũng có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc.
Trong những năm 1960, trong QHQT ở Đông Á có 2 vấn đề lớn nữa xảy ra: Đó là chiến tranh Việt Nam và sự ra đời của phong trào không liên kết (1961). CT Việt Nam, theo quan niệm của VN là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một biểu hiện tiêu biểu của “chiến tranh nóng” trong “chiến tranh lạnh”, lôi kéo hai phe tham gia vào chiến tranh. Phong trào không liên kết, mà tiền thân của nó là Hội nghị Á-Phi ở Bangdung 1955, là sự phản kháng lại các liên minh quân sự, các cuộc chạy đua vũ trang của 2 phe, 2 cực. Sự xuất hiện 2 vấn đề này làm cho QHQT ở châu Á phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn.
Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế ở châu Á có những thay đổi quan trọng vì có những tác động lớn sau: Nixon lên làm TT Mỹ, chủ trương bắt tay với kẻ thù là Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, sau nhiều năm theo đuổi chiến tranh đã phát động Đại cách mạng văn hóa, chuốc lấy đại thất bại và gây tổn thất hết sức to lớn. Trung Quốc cũng muốn bắt tay với Mỹ để tiếp nhận hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Hơn nữa ở thời điểm đó quan hệ Trung Quốc và Liên Xô trở nên xấu đi. Trung Quốc sợ bị cô lập và muốn được sự đồng ý của Mỹ để giành lại chiếc ghế ở Liên Hiệp Quốc. Vì vậy Mỹ-Trung đột ngột xích lại gần nhau. Năm 1972, Nixon thăm TQ, hai bên ra Tuyên bố Thượng Hải, bình thường hóa quan hệ ngại giao. Mỹ thừa nhận CHNDTrung Hoa đại diện của TQ và Đài Loan là bộ phận của TQ. Đổi lại TQ ủng hộ Mỹ trong việc giải quyết một số vấn đề quốc tế. Tuyên bố Thượng Hải gây ra 1 cú sốc lớn trong quan hệ Đông Á và thế giới .
Trước hết là NB: Lâu nay NB vẫn chịu sự kiềm chế của Mỹ, không xúc tiến việc bình thường hóa quan hệ với TQ, khi Mỹ bắt tay với TQ mà không báo trước với Nhật (phạm nguyên tắc sự tiền thông báo), Nhật bị sốc mạnh và bắt đầu gia tốc với việc bình thường hóa quan hệ với CHNDTH. TQ cũng cần đến tài chính, kĩ thuật và kinh nghiệm phát triển của NB nên cũng muốn bình thường hóa quan hệ với Nhật. Tháng 9 năm 1972, Nhật-Trung bình thường hóa quan hệ nhân chuyến thăm của TT Tanaka đến TQ.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Nhật là một sự kiện lớn trong QHQT ở Đông Á. Nó làm cho quan hệ Đông Á dịu đi và mở ra triển vọng giải quyết các vấn đề khu vực bằng phương pháp hòa bình và hợp tác. Trong biến chuyển của quan hệ Đông Á thì sự hợp tác chặt chẽ với nhau giữa TQ và NB là 1 nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo cho ổn định của khu vực.
Dưới ảnh hưởng của những sự kiện đó miền Nam-Bắc Triều Tiên cũng tiếp xúc với nhau. Đại diện cao cấp Nam Bắc gặp nhau bàn về việc tái thống nhất TT. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết của 2 bên đưa ra rất khác nhau. Phía TT thì cho rằng việc rút quân đội nước ngoài (chỉ Mỹ) ra khỏi bán đảo TT là điều kiện tiên quyết. Phía Hàn Quốc thì chủ trương tăng cường hợp tác kinh tế tạo ra 1 thị trường thống nhất làm cơ sở cho việc thống nhất đất nước. Vấn đề thống nhất TT vẫn đi theo vẫn đi theo 1 qui trình hy vọng-thất vọng và còn tồn đọng đến ngày nay.
Quan hệ châu Á cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc.