1) Nhật Bản Duy tân
Sau khi lật đổ chính quyền Tokugawa, vào tháng 3 năm 1868, Thiên hoàng Meiji明治(Minh Trị) đã công bố Năm lời thề nguyện làm cương lĩnh cho việc xây dựng nước Nhật Bản mới.
Nội dung của cương lĩnh này là: Một là, thiết lập quốc hội, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; Hai là, tất cả mọi người phải đồng lòng hoạt động vì lợi ích quốc gia; Ba là, tất cả mọi người đều được phép thể hiện nguyện vọng và phát huy tài năng; Bốn là, bãi bỏ những tập quán xấu, mọi việc đều làm theo đúng pháp luật; Năm là, phải thu lượm những kiến thức của thế giới để phát triển đất nước.
Dựa trên tinh thần của cương lĩnh này, chính phủ Meiji 明 治 政 府 đã tiến hành hàng loạt cải cách nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến và những tàn tích của nó, xây dựng một nước Nhật Bản mới, TBCN, phát triển và hiện đại.明治維新
Công cuộc duy tân NB cũng là phương thức để bảo vệ được độc lập và thống nhất đất nước trước áp lực của phương Tây. Đây là thành tựu to lớn mà rất ít nước phương Đông làm được.
Công cuộc duy tân NB đã đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến sang một nước TBCN tiên tiến, một nước “phú quốc cường binh”富 国 強 兵. Đây là sự chuyển biến có tính cách mạng và toàn diện, tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế do những đặc điểm của xã hội và truyền thống Nhật Bản.
Công cuộc duy tân NB là mẫu hình cho phong trào cải cách duy tân của các nước châu Á, có tác động to lớn tới phong trào độc lập, tự cường ở châu Á (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines…).
2) Sự thay đổi trong QHQT ở châu Á: Nhật Bản = Minh chủ châu Á-
Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Nhật Bản trở thành một nước “phú quốc cường binh”. Hai nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất của Nhật Bản lúc bấy giờ là: 1) đòi hỏi sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền Bakufu đã ký với phương Tây; 2) bành trướng thế lực sang các nước Đông Á, xác lập vị trí cường quốc trong khu vực và trên thế giới.
a) Nhật Bản mở cửa Triều Tiên
Khi mới bắt đầu công cuộc duy tân, NB có kế hoạch chinh Hàn vào năm 1873 nhưng không thực hiện được. Tuy vậy, NB vẫn nuôi tham vọng thôn tín TT. Đặc biệt, sau khi giải quyết cuộc xung đột ở Đài Loan, năm 1875, NB đưa tàu chiến Unyo (Vân Dương) đến đảo Kanghwa (Giang Hoa) đòi TT mở cửa. Quân TT nổ súng, NB đáp trả, chiếm đảo Kanghwa và buộc triều đình TT ký hiệp ước mở cửa. Tháng 2 năm 1876, NB và TT ký hiệp định ngoại giao và thông thương. Theo đó, TT phải mở các cảng Busan, Inchon 仁 川 (Nhân Xuyên), Wonsan元山 (Nguyên Sơn) cho NB tự do buôn bán. NB còn có nhiều đặc quyền: thiết lập Sứ quán ở Seoul, có quyền thuế quan, quyền lãnh sự tài phán領事裁判. Với hiệp ước này NB chính thức mở cửa TT, từng bước biến TT lệ thuộc vào NB.
Điểm khác là mở cửa TT không phải là một nước P.Tây mà là NB, một nước phương Đông. Điều này để lại vết đau cho TT và làm cho quan hệ NB- TT chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp hơn.
Sau đó, nhiều nước phương Tây: Mỹ, Anh, Đức, Nga lần lượt ký với TT các hiệp ước tương tự, đưa TT lệ thuộc vào NB và phương Tây, dần dần tách khỏi ảnh hưởng TQ.
b) Chiến tranh Nhật-Thanh日清戦争 (1894 - 1895)
Nhật là nước mở cửa Triều Tiên, tuy nhiên TQ không chấp nhận hiệp ước đó. TQ vẫn coi TT là một nước phụ thuộc, là một nước “Triều cống” của nhà Thanh.
Vì vậy, xung quanh đến vấn đề Triều Tiên mà mâu thuẫn giữa Nhật và nhà Thanh ngày càng gay gắt. Trước áp lực ngày càng lớn giữa Nhật và Thanh trong Hoàng tộc nhà Lý chia làm hai phái: một phái thân Nhật còn một phái thân Mãn Thanh.
Phái thân Nhật gọi là phái cải cách, chủ trương cải cách Triều Tiên như Nhật Bản, loại bỏ ảnh hưởng Thanh Quốc và tăng cường quan hệ với Nhật Bản
và phương Tây.
Phái thân Thanh gọi là phái bảo thủ, chủ trương dựa vào nhà Thanh chống lại sự bành trướng của Nhật Bản.
Năm 1882, các lực lượng thân Thanh bao vây sứ quán của Nhật ở Seoul thủ đô của Triều Tiên. Nhân cơ hội này, nhà Thanh cử viên quan cao cấp Ngô Trường Khánh mang 4500 quân vào Seoul, xác lập lại quyền lực của TQ đối với TT.
Năm 1884 (Giáp Thân) phái thân Nhật tiến hành cuộc chính biến (Kapshin Chongbyon) nhưng không thành. Tình hình của Triều Tiên hết sức căng thẳng. Cùng năm, quân đội nhà Thanh đã thất bại trong cuộc chiến tranh với Pháp (có liên quan đến VN), kích thích NB chủ trương tiến hành chiến tranh với nhà Thanh.
Tháng 7/1894, Nhật Bản không tuyên bố đã tấn công vào hạm đội nhà Thanh và chiến tranh Nhật-Thanh bùng nổ. Quân Nhật trang bị quân đội tốt, vũ khí hiện đại đã nhanh chóng đánh bại quân Thanh, chiếm Triều Tiên, tấn công các bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, rồi tiến lên uy hiếp thủ đô Bắc Kinh. Quân Thanh thất bại nhanh chóng, nặng nề và nhanh chóng xin cầu hòa. 李 鴻章 Lý Hồng Chương 伊藤博文 Ito Hirobumi.
Tháng 4/1895, tại cảng Shimonoseki 下関 (馬 関)Hiệp ước Nhật-Thanh được ký kết, xác nhận sự thắng lợi to lớn của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
*Hiệp ước Nhật-Thanh
1. Trung Quốc thừa nhận Triều Tiên là một nước “độc lập”, thực chất là Trung Quốc từ bỏ quyền lợi ở Triều Tiên và thừa nhận quyền lợi của Nhật Bản.
2. TQ đồng ý cắt nhường đảo Đài Loan, đảo Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông (có Lữ Thuận) 旅順 cho Nhật Bản.
3. Bồi thường chiến tranh cho Nhật Bản khoảng 200 triệu lượng bạc (khoảng 360 triệu yên).
4. Ký hiệp ước thông thương và hiệp ước hàng hải Nhật Bản như các nước P. Tây. Mở các hải cảng: Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu, Hàng Châu để tàu bè Nhật Bản được đi lại tự do buôn bán trên sông Dương Tử.
5. NB được hưởng quyền tối huệ quốc.
Sự thắng lợi của Nhật Bản đối với nhà Thanh là sự thắng lợi của tư bản đang lên đối với lực lượng phong kiến suy tàn, là thắng lợi của lực lượng cải cách, duy tân đối với lực lượng bảo thủ ở Đông Á.
Nhật Bản. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với NB vì từ đó, các nước phương Tây phải coi Nhật Bản là cường quốc, ngang hàng với họ, không coi NB như là các nước phương Đông khác. NB “thoát Á”脱亜 thành công, bảo vệ được độc lập và chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, trong lúc Nhật Bản còn ngây ngất vì thắng lợi thì các cường quốc phương Tây không muốn nhìn thấy một nước Nhật đoạt được quá nhiều quyền lợi sau chiến thắng nhà Thanh. Vì vậy ngay sau đó, Nga, Đức, Pháp ra một bản khuyến nghị bắt Nhật Bản phải trả đảo Liêu Đông của Trung Quốc (khởi xướng là Nga). Nhật Bản thấy sức mình không thể đối lại 3 cường quốc nên đành ngậm ngùi chấp nhận khuyến nghị đó. Đổi lại, Nhật Bản nhận thêm 45 triệu yên từ TQ.
Sau khi cay đắng trả lại bán đảo Liêu Đông thì Nhật Bản hiểu ra rằng để chiếm được bán đảo Triều Tiên, thâu tóm Trung Quốc thì phải đối mặt với một kẻ thù lớn hơn là Nga.
c) Chiến tranh Nhật-Nga日露戦争 (1904-1905)
Nước Nga đầu thế kỷ XIX đã bành trướng thế lực một cách thắng lợi về Siberia. Nga hết sức có tham vọng đến vùng Đông Á, đặc biệt là Mãn Châu Trung Quốc và Triều Tiên. Trước sự bành trướng mạnh mẽ của Nga và Nhật vào TQ, TT, mâu thuẫn Nga-Nhật hết sức sâu sắc. Hơn nữa, chính Nga khởi xướng và lôi kéo hai nước Phap-Đức bắt Nhật trả lại bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc nên Nhật vô cùng căm tức. NB biết thế nào cũng có cuộc chiến tranh Nga-Nhật nên đã tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh với Nga mà họ biết rằng vô cùng khốc liệt.
Nhật cho rằng, sở dĩ chiến thắng nhà Thanh trước đây không trọn vẹn vì Nhật không có đồng minh, vì thế NB tích cực hoạt động ngoại giao, tìm kiếm đồng minh. Với sự cố gắng của Nhật, năm 1902, Nhật ký hiệp ước liên minh với Anh. Nước Anh ủng hộ Nhật Bản vì Anh đang bận rộn ở châu Phi nên muốn nhờ bàn tay của Nhật chặn bớt đà tiến công của Nga về phía Đông và bảo vệ quyền lợi của Anh ở khu vực này.
Trước chiến tranh cũng có một số cuộc hội đàm giữa Nhật-Nga. Nhật bắt tay với Nga với ý đồ chia sẽ quyền lợi, nhưng các cuộc hội đàm giữa Nhật và Nga không đi đến một kết quả nào vì tham vọng của hai bên đối với Trung Quốc và Triều Tiên qua lớn. Và không chần chừ được nữa, 2/1904, Nhật tuyên chiến với Nga.
ở hải cảng Lữ Thuận. Ngày 19/2 quân Nhật Bản đổ bộ lên cảng Inchon. Quân Nhật liên tục giành thắng lợi nhanh chóng trên bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu Trung Quốc và biên giới Nga-Triều.
Tháng 8/1904 quân Nhật và Nga gặp nhau trong một trận đầy máu và xác chết ở Liêu Đông, mặc dù hai bên chịu tổn thất vô cùng nặng nề nhưng quân Nhật giành thắng lợi.
Ngày 3/1905 trong một trận đánh khác diễn ra ở Phụng Thiên, quân đội hai bên chịu tổn thất bại nặng nề: có khoảng 7 vạn lính Nhật chết và bị thương, phía Nga chết và bị thương khoảng 9 vạn. Tuy nhiên, cuối cùng quân Nhật giành thắng lợi nhưng sau trận này thì Nhật Bản dường như kiệt quệ về binh lực. Trên chiến trường về cơ bản thì Nhật giành thắng lợi nhưng Nga vẫn chưa chịu thất bại vì Nga trông chờ vào hạm đội Baltic đến cứu viện.Tháng 5/1905, chiến hạm Baltic bị đánh tan tác ở eo biển Tsushima, 38 tàu chiến của Nga bị tiêu diệt, sau trận này về cơ bản thì quân Nga bị thất bại.
Tháng 8/1905, qua sự trung gian của Mỹ (TT Theodore Rossevelt), Nga đã chịu ngồi vào bàn đàm phán với Nhật ở thành phố Postmouth của Mỹ.Tháng 9/1905, Nga ký hiệp ước hòa bình với Nhật với những điều khoản sau:
1- Nga công nhận đặc quyền về chính trị và kinh tế của Nhật Bản ở Đại Hàn (Triều Tiên). Nga cũng thừa nhận quyền bảo hộ của Nhật ở Đại Hàn từ nay về sau.
2- Nga giao lại hai nhượng địa quan trong là hai cảng Lữ Thuận và Đại Liên.
3- Nga chuyển giao cho Nhật tuyến xe lửa Trường Xuân nối từ Trường Xuân đi Mỹ Thuận (về sau Nhật gọi là Nam Mãn Châu).
Nga công nhận từ vĩ độ 50 trở về phía Nam của đảo Sakhalin là thuộc lãnh thổ của Nhật.
4- Nga công nhận quyền đánh cá của Nhật ở Bắc Băng Dương.
Có thể nói với những hiệp định đó thì Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi hết sức to lớn trong cuộc chiến tranh Nhật-Nga. Đặc biệt là Nhật được Nga thừa nhận quyền thống trị ở Triều Tiên và Nam Mãn Châu. Và với thành quả này, Nhật củng cố vững chắc vị trí minh chủ (bá chủ) của mình ở châu Á. Tuy nhiên, điều đó không đem lại ổn định cho khu vực mà ngược lại càng làm sâu sắc những mâu thuẫn trong QHQT ở châu Á.