1) Chiến tranh thế giới lần thứ I và quan hệ quốc tế ở châu Á
* Chiến tranh thế giới lần I
Đầu thế kỷ 20 các cuộc đua vũ trang của các ĐQ đã làm cho bầu quan hệ quốc tế nóng lên. Các nước ĐQ phân chia thành 2 phe và chuẩn bị chiến tranh.
Phe Liên minh: Đức-Áo+Hung, Ý (Thổ): Đây là phe đế quốc mới, đang lên (đế quốc trẻ), đòi hỏi chia lại thị trường thế giới.
Phe Hiệp ước: Anh-Pháp-Nga (Mỹ, Nhật): Đây là phe đế quốc già, có nhiều thuộc địa, muốn duy trì trật tự cũ.
Hai phe này đối đầu với nhau ngày càng quyết liệt dẫn đến cuộc chiến tranh có quy mô lớn, mang tính thế giới.
Năm 1914 chiến tranh thế giới lần I bùng nổ. Vì cuộc chiến tranh này diễn ra trên một bình diện lớn gồm châu Âu, châu Phi, châu Á và có ảnh hưởng trên toàn thế giới nên gọi là chiến tranh thế giới.
Ở Đông Á: NB và TQ tham gia chiến tranh, đứng về phía phe Hiệp ước. Cả hai nước có những mục tiêu riêng khi tham gia chiến tranh.
Trước chiến tranh thế giới lần I ở Đông Á diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn: Cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) do Trung Quốc Đồng minh hội, một tổ chức cách mạng của Trung Quốc được thành lập ở Tokyo, NB, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc Đồng minh hội có một thời gian sống ở Nhật Bản, có quan hệ sâu sắc với một số chính khách Nhật Bản. Vì vậy mà Nhật Bản có xu hướng ủng hộ cuộc cách mạng này. Vì Nhật Bản muốn thông qua việc ủng hộ đó để gây ảnh hưởng lớn hơn đối với Trung Quốc mới.
Sau khi cách mạng thành công, thành quả của cuộc cách mạng rơi vào tay Viên Thế Khải, do vậy trong nội bộ của Trung Quốc trở nên phức tạp. Đặc biệt, sau khi Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc cách mạng lần II thì TQ bị chia rẽ nghiêm trọng. Lợi dụng sự phức tạp đó và lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới, năm 1915, Nhật Bản đã chuyển cho Viên Thế Khải một Hiệp ước bí mật có 21 điều. Trong đó có những điều khoản hết sức bất bình đẳng: đề nghị chuyển giao các đặc quyền của Đức cho người Nhật; cho phép người Nhật được kiểm soát các xí nghiệp liên doanh giữa Nhật Bản và Trung Quốc; nếu Trung Quốc mời cố vấn quân sự, tài chính... thì phải mời cố vấn người Nhật; Nếu mua vũ khí thì Trung Quốc phải mua vũ khí của người Nhật Bản....
Hiệp ước 21 điều này là sự tham vọng vội vàng và quá đáng của Nhật Bản khi họ muốn nhanh chóng xác lập độc quyền thống trị ở Trung Quốc. Nhật Bản
nghĩ rằng các cường quốc đang bận rộn với chiến tranh ở châu Âu nên không thể quan tâm đầy đủ đến Đông Á. Nhật Bản cho rằng đó là cơ hội hết sức thuận lợi để Nhật gây sức ép với TQ và nắm vai trò chủ đạo trong việc thống trị Trung Quốc. Nhật Bản không tính đến 1 yếu tố đó là tâm lý dân tộc và lòng tự trọng của nhân dân Trung Quốc. Những đòi hỏi quá đáng đó của Nhật bị lọt ra ngoài, đã xúc phạm nặng đến lòng tự trọng của nhân dân Trung Quốc và gây nên một làn sóng mạnh mẽ từ phía nhân dân Trung Quốc. Ở các thành phố lớn của Trung Quốc, băt đầu là thành phố Thượng Hải và Quảng Châu đã dấy lên phong trào chống Nhật, phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật.
Mặc dù vậy chính quyền Viên Thế Khải lại vẫn chấp nhận những đòi hỏi của Nhật Bản sau khi đã cắt bớt một số điều khoản phi lý. Trong điều kiện các nước châu Âu bận rộn với chiến tranh, TQ bắt buộc Trung Quốc phải chấp nhận những đòi hỏi của Nhật. Tuy vậy, đây không phải là một thắng lợi về ngoại giao của Nhật Bản đối với Trung Quốc mà nó gây ra mầm mống của những bất bình mới của TQ đối với Nhật.
Trở lại với CT thế giới lần thứ I. Năm 1917, Mỹ tuyên bố tham gia chiến tranh và đứng về phía phe Hiệp ước. Việc Mỹ tham gia chiến tranh là “dính máu ăn phần” nhưng nó cũng làm phe Hiệp ước mạnh hơn và làm cho chiến tranh kết thúc nhanh chóng.
Mặc dù Trung Quốc tham gia vào chiến tranh nhưng địa vi của Trung Quốc vẫn không được cải thiện bao nhiêu. Các nước đế quốc vẫn phớt lờ các yêu sách của Trung Quốc về quyền tự quyết và cải thiện địa vị TQ trên trường quốc tế và Trung Quốc vẫn bị lệ thuộc nặng nề hơn về các nước đế quốc đặc biệt là Nhật Bản. Điều duy nhất có sự thay đổi ở TQ là Nhật-Anh-Pháp thống nhất trong việc chia nhau tô giới của người Đức ở Trung Quốc. Vì vậy, sau chiến tranh, Trung Quốc càng bị lệ thuộc hơn vào các nước ĐQ.
Sau chiến tranh thế giới lần I, Nhật Bản càng củng cố địa vị của họ ở bán đảo Triều Tiên. Sau chiến tranh, trong các diễn đàn quốc tế, Triều Tiên có lên tiếng đòi hỏi quyền lợi dân tộc mình nhưng bị Nhật Bản bác bỏ và bị các nước đế quốc phớt lờ. Có thể nói trong quan hệ các nước Đông Á thời kỳ này, Nhật Bản là người thống trị; Triều Tiên là kẻ bị trị;Trung Quốc là kẻ bị phụ thuộc.
Chiến tranh thế giới lần I kết thúc, quan hệ giữa các nước Đông Á cũng không được giải quyết theo hướng tích cực, tức là cái hướng đảm bảo quyền tự quyết của các dân tộc mà được giải quyết theo hướng tăng thêm tham vọng của Nhật Bản.
* Hệ thống Versaille-Washington và quan hệ quốc tế phương Đông
Sau chiến tranh các nước thắng trận họp ở Versaille để chia nhau những thành quả của thắng lợi.
Hội nghị lần này có mấy đặc điểm:
- Có sự tham gia của cường quốc bên kia Đại Tây Dương là Mỹ (Wilson). Không có sự tham gia của một cường quốc thắng trận đó là Nga. Trong tiến trình chiến tranh, cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ. Lenin công bố ra Sắc lệnh hòa bình và tuyên bố rút khỏi chiến tranh.
- Có nhiều nước tham gia hội nghị: Đây thực sự là một hội nghị quốc tế rộng rãi đầu tiên và nghị quyết của nó chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế cho đến trước chiến tranh thế giới lần II.
Các nước Anh-Pháp-Mỹ thu được nhiều quyến lợi. Nhật Bản, mặc dù tham gia chiến tranh ít nhưng được quyền lợi khá nhiều. Trung Quốc thì tham gia chiến tranh chịu hy sinh, mất mát nhiều nhưng chỉ được quyền tham gia hội nghị. Tuy nhiên trong Hội nghị này Trung Quốc đã công bố cho thế giới những đòi hỏi của mình, trong đó có đòi hỏi Nhật Bản bãi bỏ Hiệp ước 21 điều. Tại Hội nghị, các nước đế quốc tỏ ra có vẻ đồng tình với Trung Quốc nhưng không có một hiệp ước cụ thể nào về vấn đề đó và không co một điều khoản riêng nào buộc Nhật Bản bãi bỏ hiệp ước đó. Tuy vậy Nhật Bản vẫn cảm thấy rằng các nước phương Tây chèn ép mình. Và điều này đã thúc đầy giới quân phiệt của Nhật Bản chủ trương tăng cường quân sự, đặc biệt về hải quân.
Sau hội nghị Versaille thì các cường quốc có họp một số lần ở Washington (1922) chủ yếu phân chia các quyền lợi trên biển. Tại đây, Nhật đã giành được thắng lợi quan trọng, buộc Mỹ-Anh phải chấp nhận công thức phân chia quyền lực trên biển: 5 (Mỹ)-3 (Anh) -3 (Nhật).
Một vấn đề có liên quan đến quan hệ châu Á là trong chiến tranh thế giới lần I, cách mạng tháng Mười 1917 bùng nổ và thắng lợi và sự ra đời của Liên bang Xô-viết, nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này ảnh hưởng vô cùng to lớn đến quan hệ quốc tế châu Á. Sau cách mạng, chính quyền Xô-viết đã giúp đỡ phong trào cách mạng ở Trung Quốc và các nước khác. Các nước quốc tham gia can thiệp vào Liên bang Xô-viết để bóp chết chính quyền cách mạng. Nhật Bản cũng tham gia can thiệp vào nước Nga Xô-viết trên mặt trận ở phía Đông. Nhưng ở đó, quân Nhật lâm vào tình trạng khó khăn: thời tiết khắc nghiệt, lương thực khan hiếm, địa hình tác chiến quá rộng lớn... do vậy, Nhật Bản thất bại nặng nề.
với các nước tỏ ra thân thiện và ủng hộ chính quyền Quốc dân đảng ở Trung Quốc. Liên Xô đã ủng hộ tích cực Trung Quốc trong việc đòi lại chủ quyền và khôi phục quyền lợi của mình. Liên Xô tuyên bố xóa bỏ tất cả các hiệp ước bất bình đẳng mà Nga kí với Trung Quốc trước đây; xác lập các mối quan hệ mới tạo cơ sở pháp lý để Trung Quốc đấu tranh với các nước đế quốc trong đó có Nhật Bản đòi xóa bỏ hiệp ước. Tuy nhiên, lúc bấy giời Liên Xô chỉ là một nước đơn phương lẻ loi. Trung Quốc cũng chưa thể đấu tranh để xác lập quyền bình đẳng với các nước đế quốc trong đó có Nhật Bản.