Khái quát về quan hệ châuÁ sau “chiến tranh lạnh”

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn quan hệ quốc tế ở Đông Á (Trang 40 - 45)

1) Sự biến đổi của tình hình quốc tế và quan hệ châu Á

-1989, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó 2 nguyên thủ quốc gia của LX (Gorbachov) và Mỹ (Bush cha) gặp nhau ở Malta tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm. Nhưng chiến tranh lạnh chỉ thực sự chấm dứt vào năm 1991 khi LX tan vỡ. Thế giới 2 cực Yanta sụp đổ, thế giới bước vào 1 trật tự thế giới mới. Trước đây thế giới 2 cực của siêu cường, nay LX tan rã, thế giới đa cực với trật tự mới: 1 siêu cường quốc duy nhất là Mỹ và nhiều cường quốc. Đặc biệt,Trung Quốc đã dần trở thành cường quốc không chỉ về chính trị, quân sự mà còn về kinh tế.

- Thế giới chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật, nhất là công nghệ IT. Sự phát triển đó làm cho thế giới “phẳng” hớn.

- Thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập. Song song với nó là quá trình khu vực hóa cũng gia tốc nhanh chóng, thúc đẩy việc phát triển quan hệ hợp tác và canh tranh giữa các nước châu Á.

- Chính sách đối ngoại của các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, coi trọng chính sách ngoại giao kinh tế.

2) Sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước vào những năm 1990

- Chiến tranh lạnh chấm dứt Nhật Bản đã thay đổi quốc sách của mình hết sức coi trọng quan hệ với châu Á, gia tốc quan hệ với các nước châu Á.

- Trục chủ đạo của quan hệ châu Á vẫn là quan hệ Trung-Nhật. Quan hệ này phát triển hết sức nhanh chóng mang đến lợi ích thiết thực cho cả 2 nước. Nhật Bản vươn lên thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc

và nước viện trợ ODA lớn nhất cho Trung Quốc; một trong những nước đầu tư hàng đầu vào TQ. Hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao với nhau mong muốn cùng nhau gánh vác xây dựng khu vực Đông Á, châu Á- TBD phát triển. Đối với vấn đề nhạy cảm 2 nước cũng có những thái độ mềm dẻo hơn. Ví dụ: NB ít phê phán sự kiện Thiên An Môn cố gắng giữ quan hệ với TQ tốt đẹp. Ngược lại thì TQ không còn phê phán Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ. NB và TQ cũng có sự phối hợp với nhau trong việc giải quyết việc khủng hoảng tiền tệ ở các nước châu Á cuối những năm 1990. Điều này rất có ý nghĩa vì 2 nước này đã đảm nhận giải quyết vấn đề kinh tế-tài chính ở khu vự Đông Á.

- Mặt khác, vào thời kỳ này, quan hệ của TQ với bán đảo TT cũng thay đổi nhiều. TQ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với HQ (1992) và mối quan hệ này phát triển rất nhanh, trong lúc đó quan hệ của phía Bắc TT lạnh nhạt đi.

Quan hệ của NB và HQ cũng gia tốc mạnh mẽ. Hai chính phủ thiết lập cơ chế thường xuyên trao đổi và thảo luận các vấn đề quan hệ quốc tế, khu vực và song phương. Hai bên phối hợp với nhau giải quyết vấn đề Bắc TT.

Quan hệ NB với phía Bắc TT nói chung có xu hướng phát triển. Hai bên có nhiều cuộc hội đàm tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Trong bầu không khí đó, mối quan hệ 2 miền Nam Bắc TT đã có bước đột phá bằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vào năm 2000 (Kim-Kim), mang lại một hy vọng lớn về việc giải pháp vấn đề TT.

- Nhật Bản và Trung Quốc gia tốc cải thiện quan hệ với Ấn Độ và Ấn Độ cũng thực hiện chính sách hướng Đông.

Khu vực châu Á luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cường quốc trên thế giới. Ngoài Mỹ, gần đây Nga cũng hết sức quan tâm quan hệ Đông Á. Đó là sự tăng cường mối quan hệ giữa Nga và Trung; là sự khôi phục quan hệ Nga- Bắc TT và Nga cũng tăng cường quan hệ với HQ. Mỹ thì luôn có mối quan tâm đặc biệt tới châu Á. Một mặt Mỹ muốn tăng cường quan hệ toàn diện với TQ nhưng mặt khác muốn kìm hãm ảnh hưởng của TQ đối với khu vực này và thế giới.

- Vấn đề Campuchia được giải quyết. VN gia nhập ASEAN. ASEAN 10 được thực hiện. ASEAN trở thành một trong những tổ chức liên kết khu vực hoạt động có hiệu quả nhất

3) Những vấn đề trong quan hệ quốc tế châu Á ngày nay (từ năm 2000 đến nay)

- Quan hệ Nhật-Trung:

“Kinh nóng, chính lạnh”. Về quan hệ chính trị-ngoại giao: từ khi Thủ tướng Koizumi lên nắm quyền quan hệ Nhật-Trung căng thẳng. TQ không tiếp tục các cuộc hội đàm cao cấp mà trước 2004 vẫn diễn ra. Tuy nhiên quan hệ kinh tế- thương mại vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng. Năm 2005: quan hệ hai chiều đạt 227 tỷ $, vượt qua Mỹ. EU, trở thành bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản. Năm 2006, chính quyền Abe và nay là chính quyền Fukuda đã tích cực giải quyết quan hệ với các nước châu Á, quan hệ chính trị Nhật-Trung cũng ấm lên. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tranh chấp: Vấn đề cải tổ LHQ, tranh chấp Senkaku (NB) - Điếu Ngư (TQ), vấn đề Taiwan và cạnh tranh thương mại. -Quan hệ Nhật-Hàn: Quan hệ thương mại hai nước phát triển tốt. Buôn bán hai chiều: 70 tỷ $, sau TQ, Mỹ, EU. Nhật xuất siêu 20 tỷ.

CQ Roo Mo-huyn: tiếp tục Chính sách Ánh Dương, đi gần với TQ trong vấn đề hạt nhân ở TT và một vài vấn đề quốc tế khác.Vấn đề cải tổ LHQ, tranh chấp đảo Takeshima (NB) = Dokdo (HQ). Tuy nhiên, gần đây chính quyền Yi Myong- Bak lại tăng cường quan hệ với Nhật.

- Quan hệ 2 miền TT: phụ thuộc nhiều quan hệ đa phương của TT. Quan hệ này được cải thiện dưới thời của Kim Dae-Jung và Rho Muyn-hyon nhưng có vẻ căng thẳng bới chính sách khá cứng rắn của chính quyền Yi Myong-Bak.

- Sự trỗi dậy của Ấn Độ với tư cách là cường quốc IT làm cho hàng loạt mối quan hệ QT ở châu Á thay đổi. Ân Độ nhanh chóng cải thiện và nâng cấp quan hệ với Mỹ (công nghiệp IT và vấn đề hạt nhân), cải thiện quan hệ với TQ và Pakistan, nâng cấp quan hệ với NB và ĐNÁ. Yếu tố Ấn Độ trong QHQT ở châu Á nâng cao rõ rệt.

- ASEAN ngày càng củng cố, xác lập vị trí ngày càng cao của tổ chức này trong quan hệ quốc tế. Vị thế VN lên rất cao trong quan hệ quốc tế, dần xác lập vị trí đáng có của VN trong tổ chức này và thế giới. Tuy nhiên, trong ASEAN, quan hệ Thailand với Malaysia, với Singapore có vấn đề, ảnh hưởng đến tổ chức ASEAN.

b) Vấn đề chung nổi lên ở Đông Á:

- Trong quan hệ Đông Á nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm: Vấn đề hạt nhân trên bán đảo TT và vấn đề xây dựng Cộng đồng Đông Á.

-Vấn đề hạt nhân trên bán đảo TT

Vấn đề có quan hệ an ninh khu vực, phi hạt nhân trên bán đảo TT, liên quan đên Mỹ, Hàn, Nhật, Trung, Nga, LHQ, AIEA, Kedo. Các nước nghi ngờ TT có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân. Tình hình bán đảo, khu vực căng thẳng.

6/1994, Hội đàm Kim Il-Jong – Jimmy Carter. Thông qua hiệp định khung: TT từ bỏ lò hạt nhân; 5 nước và EU xây cho TT lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ và cung cấp xăng dầu. Cơ quan phát triển năng lượng hạt nhân TT-Kedo. 7/1994, Kim Il-Jong từ trần, Kim Jong-Il lên thay, vấn đề hạt nhân ở TT bị gián đoạn. Năm 1998, TT bắn tên lửa Tepodong qua biển NB gây tình hình căng thẳng trong khu vực.

2001, Bush (con) lên làm TT Mỹ. Trong diễn văn nhậm chức đã gọi TT là “trục ác quỷ”. Làm cho quan hệ ĐÁ căng thẳng. Các cuộc hội đàm về vấn đề hạt nhân gián đoạn.

2002, 2003, TT Nhật Koizumi đi thăm CHDCNDTT nhằm giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương: Vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước; vấn đề người Nhật bị bắt cóc... và vấn đề đa phương: vấn đề hạt nhân.

2005,2006,2007 và 2008 Hội đàm 6 bên (2 miền TT, Mỹ, TQ, Nhật, Nga) về vấn đề hạt nhân trên bán đảo TT nhóm họp và gián đoạn. Vào thời điểm này hy vọng có thể có tiến triển do thái độ tích cực hơn của TT và Mỹ. Tuy nhiên, có thể thấy vấn đề này rất phức tạp không sớm được giải quyết ổn thỏa. Mọi điều có thể xảy ra khi tiên đoán về khả năng tiến triển của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cộng đồng Đông Á (EAC)

Sau chiến tranh lạnh, quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo có uy tín trong khu vực - Thủ tướng đương thời của Malaysia Mahathir đưa ra sáng kiến thành lập Nhóm kinh tế Đông Á (East Asian Economic Caucus-EAEC). Ý tưởng này đưa ra nhằm liên kết các nước trong khu vực, xây dựng một khối Đông Á thống nhất, khác với Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Theo Thủ tướng Mahathir, Nhóm kinh tế Đông Á sẽ gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan, Hong Kong nhưng không bao gồm Mỹ, Australia và New Zeeland.

Tháng 6/1992, Mahathir lại cụ thể hơn ý tưởng của mình, khởi xướng thành lập Cộng đồng kinh tế Đông Á (EAEC).

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Á đã giáng một đòn mạnh xuống nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng đó đã xuất hiện nhiều sáng kiến về việc nhanh chóng thống nhất và củng cố sự liên kết khu vực. Tháng 8/1997, Thứ trưởng Tài chính Nhật Kakihabara đề xướng thành lập Quỹ tiền tệ châu Á - AMF. Theo Kakihabara, AMF sẽ hoạt động độc lập với IMF, thay thế cho IMF trong một số hoạt động liên quan đến tài chính khu vực.

Tháng 10 năm 1998, Bộ trưởng Tài chính Nhật Miyazawa, với mục tiêu là thành lập cơ chế hỗ trợ song phương hỗ trợ các nước Châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính đồng thời góp phần ổn định thị trường tài chính quốc tế, đã đưa ra Kế hoạch Miyazawa - NMI. Tổng số tiền cho NMI là 30 tỷ USD Mỹ, trong đó 15 tỷ USD cho hỗ trợ khả năng thanh toán ngắn hạn và số còn lại cho các dự án trung và dài hạn.

Tháng 12/1998, tại Hà Nội, Hội nghị cấp cao ASEAN đã họp và ra Chương trình hành động kêu gọi các nước hướng tới xây dựng một cộng đồng khu vực thống nhất và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực. Ngay sau đó Hội nghị cao cấp ASEAN + 3 (Trung, Nhật, Hàn) đã họp và tại đây Tổng thống Hàn Quốc Kim Dea-Jung đã khởi xướng thành lập Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG). Tháng 11 năm 2000, tại Hội nghị cao cấp ASEAN + 3 diễn ra ở Singapore, nhằm cụ thể hóa EAVG của Kim Dea-Jung, đã thành lập Nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG).

Tháng 10 năm 2001, Tổng thống Kim Dae-Jung đã đệ trình báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á” của Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) tại Hội nghị cao cấp ASEAN+3 tại Brunei. Báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á” gồm 22 đề xuất quan trọng với 57 biện pháp cụ thể cho hợp tác khu vực trong 6 lĩnh vực là kinh tế, tài chính, an ninh chính trị, môi trường, văn hóa xã hội, và thể chế nhằm xây dựng một Cộng đồng Đông Á sẽ chú trọng vào phát triển con người, giảm đói nghèo và khoảng cách giữa các nước.

Năm 1/2002, Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đưa ra ý tưởng mới về Cộng đồng Đông Á mở rộng bao gồm cả Australia và New Zeeland và Ấn Độ. Trước tình hình đó, phía Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến Cộng đồng Đông Á. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc là hướng tới một sự hợp tác chặt chẽ hơn của Đông Á “lấy hợp tác Trung-Nhật làm nền tảng, với vai trò thúc đẩy ASEAN”.

Tháng 11/2002, tại Phnong Penh, Hội nghị cấp cao ASEAN+3, Nhóm nghiên cứu Đông Á đã đề xuất 26 điểm cụ thể hóa các biện pháp nhắm tiến tới Cộng đồng Đông Á.

Tháng 6/2004, tại Luala Lumpur tại Hội thảo do ISIS (Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế), khẳng định Cộng đồng Đông Á từ ý tưởng đang chuyển sang giai đoạn hiện thực hóa . Tháng 7/2004, tại Bruney, Hội nghị cao cấp ASEAN+3 đã quyết quyết định tổ chức Hội nghị cao cấp Đông Á (EAS) ngay sau Hội nghị cao cấp ASEAN tại Kuala Lumpur vào 12 năm 2005.

tổ chức, ngoài ASEAN+3 còn nhiều nước tham gia như Ấn Độ, Australia, New Zeeland. Nga cũng tham dự với tư cách khách mời. Mỹ không được mời tham dự.

Tại Hội nghị này các nước thông qua Tuyên bố EAS nhấn mạnh tầm quan trọng của EAS và quyết định hàng năm sẽ tổ chức EAS ngay sau khi Hội nghị cao cấp ASEAN+3, xác định hướng tới xây đựng Cộng đồng Đông Á với nền tảng căn bản là hợp tác ASEAN+3 và vai trò chủ đạo của ASEAN.

Hội nghị cao cấp Đông Á (EAS) là bước đầu tiên để biến Cộng đồng Đông Á từ ý tưởng đến hiện thực.

Tại Hội nghị cao cấp Cebu vừa qua EAS cũng đã có những bước tiến theo hướng tích cực hơn và cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn quan hệ quốc tế ở Đông Á (Trang 40 - 45)